Ba tiêu chí môi trường sống lý tưởng tại Hà Nội
Chưa bao giờ Hà Nội phát triển mạnh mẽ đến vậy. Thế nhưng tốc độ đô thị hóa cao, mật độ dân số tăng nhanh khiến bài toán tìm nơi sống lý tưởng tưởng chừng dễ mà lại khó.
Không gian sống xanh
Có lẽ tiêu chuẩn đầu tiên được nhiều cư dân đặt ra cho nơi sống của mình chính là không gian sống xanh, nhất là khi các quan ngại về sự suy thoái chất lượng không khí đang ngày càng gia tăng. Chính vì thế, những khu vực gần hồ nước, mật độ cây xanh thường được các cư dân lựa chọn. Và dĩ nhiên, với ưu thế vượt trội của “máy điều hòa không khí” Hồ Tây và hệ thống các công viên, khu vực Hồ Tây đã trở thành lựa chọn hàng đầu của tầng lớp thượng lưu.
Không chỉ mang lại không gian sống an lành, Hồ Tây còn mang lại một vẻ đẹp lãng mạn cho cuộc sống thường nhật. Nét đẹp đó không chỉ giới hạn trong mặt nước xanh mênh mông, sắc tím của hoa bằng lăng, màu đỏ của cánh hoa phượng mỗi độ hè về, mà Hồ Tây còn đẹp bởi những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức của người dân Hà thành.
Môi trường giao thông
Một mối lo ngại không kém phần quan trọng của người dân thủ đô chính là môi trường giao thông. Thậm chí, đây chính là nỗi ám ảnh với người dân Hà Nội và là nỗi “kinh hoàng” với nhiều du khách. Theo thống kê, hiện thành phố đang có 5,2 triệu xe máy, 470.000 ô tô, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 6,5 triệu xe máy và khoảng 600.000 - 700.000 ô tô,… cho thấy phần nào áp lực rất lớn đối với cơ sở hạ tầng.
Với mật độ cư dân đông đúc, phần lớn các quận nội thành của Thủ đô đều không đạt chuẩn “không tắc đường”. Chính vì vậy, những khu vực có mật độ cư dân thấp và quy hoạch hạ tầng tốt như Tây Hồ Tây, chính là khu vực gần như duy nhất giúp các cư dân cảm thấy thoải mái khi lưu thông trên đường.
Với sự đầu tư mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng mà tiêu biểu là Cầu Nhật Tân, đường cao tốc Võ Chí Công, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài và tuyến Metro số 2, giao thông khu vực hứa hẹn sẽ càng trở nên thông suốt, nhất là khi đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến Nguyễn Hoàng Tôn) ra khu đô thị Tây Hồ Tây.
Quy hoạch và mật độ dân cư
Nếu như những mối lo ngại về giao thông và không khí là những mối quan tâm của cư dân trong ngắn hạn thì quy hoạch chính là mối quan ngại mang tính dài hạn đối với các cư dân. Sự thay đổi nhanh chóng về quy hoạch dẫn đến phá vỡ cảnh quan, môi trường sống bị bóp méo đã “giết chết” giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của rất nhiều cư dân.
Chính vì thế, mật độ cư dân thấp và quy hoạch phát triển bền vững chính là những yếu tố đảm bảo cho một cuộc sống lâu dài, ổn định của cư dân Thủ đô. Rõ ràng, xét trên tiêu chí này, Tây Hồ lại một lần nữa “xếp vị trí thứ nhất” khi chỉ có 6.364 người/km2 (số liệu của Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch năm 2017) trong khi mật độ của các quận nội khác dao động từ 20.000 đến gần 40.000 người/km2, cao gấp 3-7 lần.
Bên cạnh đó, với quy hoạch mới của Thành phố, Hồ Tây và vùng phụ cận có diện tích khoảng 1.000 ha nhưng dân số theo quy hoạch chỉ hơn 5 vạn người cho tới 2050. Do đó, có thể dự báo trong tương lai, đây vẫn là khu vực phát triển bền vững, đảm bảo các giá trị sống trong cư dân.
Hiện nay, các dự án thuộc khu đô thị Tây Hồ Tây - Starlake Hà Nội như Ngoại giao đoàn, hay Embassy Garden chính là lựa chọn hàng đầu của các cư dân đẳng cấp. Đặc biệt, với các sản phẩm thấp tầng độc đáo có số lượng hạn chế nằm trong concept phát triển thành 1 “Metropole” kinh doanh sầm uất kết đặt trong môi trường sống nghỉ dưỡng đậm chất resort, Embassy Garden chính là cái tên được các cư dân đẳng cấp lựa chọn.
Dự kiến hoàn thành vào Q3/2018, dự án gồm 77 lô nhà phố kinh doanh 2 mặt tiền, thiết kế cao 4 tầng, diện tích trung bình từ 120m2 đến 160m2 và 53 lô biệt thự đơn lập cao cấp phong cách tân cổ điển, diện tích trung bình từ 225m2 – 260m2.