MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm tăng nguy cơ ung thư, trẻ dậy thì sớm

14-08-2023 - 11:41 AM | Sống

(Tổ Quốc) - Màng bọc thực phẩm là vật dụng quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình nhằm bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, tránh ô nhiễm chéo và mùi thực phẩm trong tủ hòa lẫn với nhau. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận dùng sai cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bác sĩ Nhan Tông Hải - Giám đốc Trung tâm chống độc lâm sàng, Trưởng khoa Thận Bệnh viện Trường Canh Lâm Khẩu (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng màng bọc thực phẩm sai cách khiến cơ thể vô tình hấp thụ những chất dẻo có trong màng bọc thực phẩm không chỉ dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ mà còn tăng xác suất mắc ung thư cao.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm tăng nguy cơ ung thư, trẻ dậy thì sớm  - Ảnh 1.

Bác sĩ Nhan Tông Hải - Giám đốc Trung tâm chống độc lâm sàng Bệnh viện Trường Canh Lâm Khẩu (Trung Quốc)

Màng bọc nhựa mang lại rất nhiều tiện ích cho cuộc sống của con người. Có nhiều loại và nhãn hiệu màng bọc thực phẩm khác nhau, tuy nhiên, có thể chia làm hai loại chính theo thành phần:

- Một là màng bọc thực phẩm làm từ polyvinyl clorua ( PVC) có độ dẻo cao và chịu được nhiệt độ từ khoảng 60 - 80 ° C.

- Hai là màng bọc thực phẩm làm từ polyetylen (PE) có khả năng chống ăn mòn, chống axit, kiềm, không hòa tan chất hóa dẻo và có thể chịu được nhiệt độ từ 70 - 90°C.

Rõ ràng, cả hai loại màng bọc thực phẩm thường thấy đều không chịu được nhiệt độ cao.

Bác sĩ đã chỉ ra 3 sai lầm thường gặp bao gồm:

- Để bọc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thức ăn

- Bọc đồ ăn nóng

- Giữ nguyên bọc để hâm nóng thức ăn

 

Bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm tăng nguy cơ ung thư, trẻ dậy thì sớm  - Ảnh 2.

Bác sĩ Nhan Tông Hải nhấn mạnh không nên để màng bọc thực phẩm chạm vào thức ăn, đặc biệt là thức ăn dầu mỡ ở nhiệt độ cao, giữa thức ăn và màng bọc thực phẩm nên có khoảng cách nhất định. Không chỉ vậy, nếu thức ăn thừa hâm nóng lại bằng lò vi sóng, hãy chắc chắn đã loại bỏ màng bọc thực phẩm. Bởi nếu ở nhiệt độ quá cao, màng bọc có thể bị chảy và dính vào thức ăn.

Nếu sử dụng màng bọc làm bằng PVC, khi gặp nhiệt độ cao, màng bọc thực phẩm có thể hòa tan chất hóa dẻo. Từ đó sản sinh một loại hormone can thiệp vào hoạt động nội tiết trong cơ thể. Quá trình phơi nhiễm kéo dài có thể khiến trẻ em dậy thì sớm ở cả bé trai và bé gái. Bé gái có thể sẽ phát triển ngực sớm và có kinh nguyệt từ khi mới 3 hoặc 4 tuổi. Người lớn cũng tăng nguy cơ ung thư vú.

Làm thế nào để lưu trữ thức ăn thừa đúng cách?

Bác sĩ Nhan Tông Hải gợi ý, tốt nhất nên cho thức ăn thừa vào hộp đựng đồ ăn bằng thủy tinh: "Nếu có 4 món cần giữ lại thì nên đựng riêng vào 4 hộp đựng đồ ăn, tốt nhất làm bằng thủy tinh vì đây là chất liệu an toàn và có tính ổn định cao nhất, không chịu tác động quá nhiều bởi nhiệt độ."

Cùng với đó, nếu muốn sử dụng màng bọc thực phẩm, cần lưu ý không để màng bọc trực tiếp chạm vào đồ ăn, không bọc thực phẩm khi còn nóng và đặc biệt lưu ý khi hâm nóng thức ăn cần loại bỏ hoàn toàn màng bọc.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm tăng nguy cơ ung thư, trẻ dậy thì sớm  - Ảnh 3.

Ngoài ra, bác sĩ Nhan Tông Hải cũng cho biết, ngoài cửa hàng hoa quả thường cắt dưa hấu thành từng miếng nhỏ hoặc cắt đôi và dùng bọc thực phẩm vì người ta cho rằng làm vậy có thể giữ được tươi hơn cũng như ngăn bụi bặm, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn giữ thực phẩm tươi hơn, kéo dài hạn sử nên bảo quản dưa hấu cũng như hoa quả và các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, tránh để vi khuẩn sinh sôi và gây ngộ độc thực phẩm.

Nguồn: Ettoday

Theo Phạm Trang

Tổ quốc

Trở lên trên