Bác sĩ giải đáp chuyện cơm rượu có trị được bệnh tim, đột quỵ hay không?
Cơm rượu là một món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam vào Tết Đoan Ngọ. Thực phẩm này cũng mang lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người.
- 10-06-20241 chỗ "dày" báo hiệu người tuổi thọ ngắn: ăn gì để giảm nguy cơ?
- 09-06-2024Bác sĩ nổi tiếng biến mất bí ẩn khi đi du lịch, trùng hợp khó tin với một vụ mất tích từ 5 năm trước
- 09-06-2024Càng đi bộ nhiều càng sống thọ? Bác sĩ nói thật: Có 5 dấu hiệu này khi đi bộ thì sức khỏe gặp nguy, nên kiểm tra càng sớm càng tốt
- 08-06-2024Cặp vợ chồng 42 tuổi lần lượt qua đời vì bệnh ung thư gan, bác sĩ nói "sát thủ" gây bệnh đã ở trong bếp từ rất lâu
- 07-06-2024Vị bác sĩ khuyết một chân đi bộ suốt 40 năm chữa bệnh cứu người
Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch) là một trong những ngày lễ truyền thống của Việt Nam, còn được gọi là "Tết diệt sâu bọ" hay "Tết giữa năm".
Theo dân gian, đây là thời điểm sâu bọ, côn trùng phát triển mạnh, gây hại cho mùa màng và sức khỏe con người. Vì thế trong ngày này, người ta phát động tiêu diệt các loài sâu bệnh và thưởng thức các món ăn đặc trưng như cơm rượu, trái cây, rượu nếp.
BS.CK II LÂM MỸ DUNG
Tác giả bài viết
Trưởng Khoa Dinh Dưỡng - Bệnh Viện Tim Tâm Đức
Thành viên Hội Nhi khoa TP.HCM và Hội Dinh dưỡng TP.HCM
Đặc biệt, cơm rượu nếp cũng được đánh giá là một loại thực phẩm mang lại những lợi ích nhất định đối với sức khoẻ. Nhiều người còn cho rằng, cơm rượu có tác dụng trị bệnh tim và đột quỵ.
Đối với vấn đề này, BS.CK II Lâm Mỹ Dung - Trưởng Khoa Dinh Dưỡng - Bệnh Viện Tim Tâm Đức, cho hay, trong 100g cơm rượu có 170 kcal, 4g đạm & 0,2g chất xơ cùng nhiều khoáng chất và đặc biệt là vitamin B, không chứa chất béo. Vì thế, cơm rượu là thực phẩm tương đối tốt cho sức khỏe.
Cùng với đó, chất men trong cơm rượu chứa các hoạt chất Lovastatin, Ergosterol giúp giảm lượng Cholesterol trong máu, tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý, cơm rượu không phải là thuốc điều trị bệnh tim mạch, đột quỵ.
Người bệnh tim mạch vẫn có thể ăn cơm rượu nhưng hãy ăn với lượng vừa phải theo mức ăn của mỗi người, chỉ nên ăn từ 80-100g (nước & cái)/lần.
Những lưu ý khi ăn cơm rượu
- Không nên ăn nhiều cơm rượu vì vẫn có thể say.
- Người có cơ địa dị ứng với men thì không nên ăn cơm rượu.
- Trẻ nhỏ không nên ăn cơm rượu.
- Người có vấn đề dạ dày không nên ăn nhiều cơm rượu.
- Không nên ăn cơm rượu lúc bụng đói. Tốt nhất nên ăn cơm rượu vào buổi sáng.
Đời Sống Pháp Luật