MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ tốt nhất chính là bản thân: 4 nguyên tắc dưỡng sinh giúp sống thọ bạn nên biết sớm

25-12-2017 - 07:29 AM | Sống

Để có được một sức khỏe tốt hãy bắt đầu ngay từ lối sống. Thói quen sinh hoạt lành mạnh là liều vaccin tốt nhất để phòng ngừa bệnh, giúp con người luôn khỏe mạnh.

Bác sĩ chỉ có thể giúp bạn giải quyết những cơn đau của bệnh tật khi phát bệnh chứ không thể luôn theo sát bạn suốt cả cuộc đời. Sức khỏe của bạn nên dựa vào chính bản thân bồi dưỡng vun đắp. Hãy học cách biết quý trọng tính mạng, cách tiết chế ham muốn của bản thân mới có thể giúp cuộc sống an toàn, chất lượng hơn.

Thực ra, muốn có một sức khỏe tốt hãy bắt đầu ngay từ lối sống. Thói quen lành mạnh chính là vaccin tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh. Sau đây là những lời khuyên dưỡng sinh bạn nên tham khảo.

Vì sao nói bác sĩ tốt nhất chính là bản thân, đơn thuốc tốt nhất chính là kiến thức?

Bởi khi bị ốm bác sĩ chỉ thăm khám bệnh trong thời gian ngắn ngủi. Vì vậy bình thường vẫn phải dựa vào chính mình để kiểm soát sức khỏe. Bản thân nên nắm vững một vài kiến thức cơ bản cần thiết để phòng và điều trị bệnh, hãy trở thành "bác sĩ nghiệp dư" của chính mình.

Có câu nói "kiến thức chính là sức mạnh" thực ra trong dưỡng sinh kiến thức không chỉ là sức mạnh mà còn là liều thuốc tăng lực của phái mạnh, kem dưỡng da của chị em phụ nữ, thuốc tăng trí thông minh cho trẻ và thuốc trường thọ của người già.

2. Nơi dưỡng sinh tốt nhất không đâu bằng ở nhà bạn

Con người chính là một cỗ máy có trí tuệ và linh hoạt. Cỗ máy muốn hoạt động trơn tru lâu bền cần phải được thường xuyên bảo dưỡng các bộ phận.

Các cơ quan nội tạng của con người như tim , lá lách, gan, phổi, thận, não cũng như vậy, chúng cũng cần phải được thường xuyên chăm sóc. Đây chính là một loại dự phòng, mà dự phòng ở ngay trong cuộc sống hằng ngày, ngay trong nhà bạn.

Thức ăn tốt nhất ở trong nhà bếp

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Mỗi ngày nên ăn đủ 12 loại thực phẩm, mỗi tuần ăn 25 loại. Nên ăn cơm đúng giờ, không ăn uống thất thường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giấc ngủ ngon nhất là nơi phòng ngủ nhà mình

Không nên thức đêm. Muốn có một tinh thần sảng khoái vào ngày hôm sau người trưởng thành mỗi ngày nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng. Hiện nay có rất nhiều người "chủ động" thức đêm nhưng sang ngày hôm sau lại cảm thấy cơ thể luôn trong trạng thái "uể oải".

Có người hỏi tại sao bác sĩ có thể chữa trị được bệnh nhưng đôi khi lại không cứu được tính mạng của bệnh nhân. Đó là vì sức khỏe do bốn yếu tố lớn cấu thành nên gồm di truyền chiếm 15%, môi trường chiếm 17%, lối sống chiếm 60%, chữa trị chỉ chiếm 8%.

Từ đó có thể thấy điều quan trọng nhất của sức khỏe chính là nằm ở lối sống của mỗi người.

3. Tâm trạng tốt nhất chính là bình tĩnh

Muốn dưỡng sinh trước hết phải dưỡng tâm. Giữ cho tâm trạng bình hòa cũng là một bí quyết mà trong dưỡng sinh kinh của rất nhiều "quốc y đại sư" đều nhắc tới. Điều này có vẻ như rất khó làm được nhưng ít nhất cũng hãy luôn ghi nhớ trong đầu để có thể nhắc nhở bản thân.

"Trăm bệnh đều từ tức giận mà ra". Rất nhiều loại bệnh thích tìm tới những người nóng giận, lo âu. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh Atlanta – Mỹ có tới 90% các loại bệnh đều có liên quan đến áp lực tinh thần.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tức giận dường như là cơn địa chấn của cơ thể. Nó không chỉ gây ảnh hưởng tới cơ thể mà còn tạo ra một sự tấn công cực lớn tới tim mạch, hệ thống thần kinh . Sự tấn công này cũng giống như cơn động đất đến rất nhanh nhưng khắc phục hậu quả thì lại vô vàn gian nan.

Vì vậy gặp chuyện không nên tức giận, có chuyện cũng không nên quá buồn lo, hãy nghĩ thoáng mọi việc, luôn giữ cho tâm trạng bình hòa và hãy học cách kiểm soát tâm trạng của bản thân.

4. Vận động tốt nhất chính là đi bộ

"Một trăm cách tập luyện cũng không bằng đi bộ". Đi bộ là sự vận động tự nhiên nhất của con người. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng đi bộ có tác dụng đặc biệt trong việc phòng bệnh, chống ung thư , kéo dài tuổi thọ.

Đi bộ có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới, người già trên 65 tuổi mỗi tuần đi bộ hơn hoặc bằng bốn tiếng so với người già trên 65 tuổi mỗi tuần đi bộ ít hơn 1 tiếng có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch giảm 69%, tỉ lệ chết vì bệnh tật giảm 73%.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đi bộ có tác dụng hạ lượng đường trong máu

Đi bộ nhanh là "viên thuốc tản bộ" có tác dụng hạ đường huyết. Khi đường huyết trong cơ thể tăng cao cần dựa vào Insulin để giảm đường huyết, đi bộ có thể nâng cao tính nhảy cảm của insulin cải thiện chức năng cơ xương, phòng trị bệnh đái tháo đường.

Đi bộ giúp cho xương chắc khỏe

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lắng đọng canxi ở xương của các môn thể thao chịu sức nặng cơ thể như đi bộ, chạy bộ cao hơn so với những môn thể thao không chịu sức nặng của cơ thể như bơi lội. Nên ngoài việc uống nhiều sữa ra đi bộ còn là một môn vận động giúp bảo vệ canxi trong xương vừa tiện lợi lại vừa kinh tế.

*Theo Sina

Theo Hương Nguyễn

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên