Bài học từ Câu chuyện hoa hồng: Cha mẹ "không độc hại" là món quà vô giá đứa trẻ nào cũng mong muốn
Gia đình là cái nôi đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.
- 24-06-2024Làn sóng tẩy chay Câu Chuyện Hoa Hồng bất ngờ dâng cao: Kịch bản hạ thấp phụ nữ, Lưu Diệc Phi là trà xanh tâm cơ
- 24-06-2024Nhìn cách Lưu Diệc Phi (Câu Chuyện Hoa Hồng) dạy con mà thấm thía: "Đứa trẻ nào cũng cần một người mẹ như Hoàng Diệc mai"
- 23-06-2024“Tự ti tiền bạc” - Nguyên nhân khiến chồng Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng trở nên biến chất, cũng là lý do khiến nhiều cuộc hôn nhân lâm vào bi kịch
Thời gian vừa qua, bộ phim Câu chuyện hoa hồng đã tạo nên một cơn sốt trên MXH. Bên cạnh câu chuyện tình yêu đầy trắc trở, bộ phim còn mang đến những bài học sâu sắc về cách nuôi dạy con cái và ảnh hưởng của gia đình đến sự trưởng thành của mỗi người.
Người ta nói, "con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ". Thật vậy, nhân cách và hành vi cảu một người có mối liên hệ mật thiết với môi trường gia đình ban đầu. Tiến sĩ tâm lý học tội phạm Lý Mai Cẩn từng nhận định: "Những vấn đề trong hành vi của trẻ em thường bắt nguồn từ phương pháp giáo dục của cha mẹ. Là cha mẹ, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức bề nổi mà còn gieo mầm những giá trị sống và cách ứng xử với cảm xúc của chính mình cho con cái". Điều này được thể hiện rõ nét qua bốn gia đình tiêu biểu trong Câu chuyện hoa hồng . Mỗi gia đình, với những đặc điểm tính cách, hoàn cảnh và cách giáo dục khác nhau, đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến tính cách và cuộc đời của những đứa con.
Mẹ Trang: Coi thường nửa kia, sự nghiệp quan trọng hơn tất thảy
Gia đình của Trang Quốc Đống (Bành Quán Anh thủ vai) là một ví dụ điển hình cho kiểu gia đình coi trọng sự nghiệp hơn tất cả. Mẹ của Trang Quốc Đống là một người phụ nữ thành đạt, luôn đặt công việc lên hàng đầu. Bà sẵn sàng từ bỏ gia đình để theo đuổi hoài bão riêng. Chính lối sống này đã ảnh hưởng sâu sắc đến Trang Quốc Đống, khiến anh đặt nặng sự nghiệp hơn tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Trong một phân cảnh, gia đình Trang Quốc Đống hiếm hoi có dịp sum họp. Tuy nhiên, bữa ăn ấm cúng bỗng chốc biến thành cuộc tranh cãi nảy lửa giữa mẹ anh và cha dượng ngay trước mặt những người phục vụ. Hành động thiếu tế nhị này của mẹ đã khiến Trang Quốc Đống vô cùng xấu hổ.
Mẹ Hoàng: Yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu
Khác với Trang Quốc Đống, Hoàng Diệc Mai (Lưu Diệc Phi thủ vai) lớn lên trong tình yêu thương và sự tôn trọng của gia đình. Cha mẹ cô luôn ủng hộ những quyết định của con gái, dù đó là việc học lên cao hay theo đuổi đam mê riêng. Khi Hoàng Diệc Mai quyết định đi làm thay vì học lên Thạc sĩ, mẹ cô tuy không hài lòng nhưng vẫn tôn trọng quyết định của con.
Sự giáo dục cởi mở này đã giúp Hoàng Diệc Mai trở thành một cô gái độc lập, tự tin và bản lĩnh. Ngay cả khi hôn nhân tan vỡ, Hoàng Diệc Mai vẫn có thể đưa con về nhà mẹ đẻ mà không phải lo lắng hay sợ hãi. Bởi cô biết, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho mình.
Mẹ Phương: Con trai tôi là nhất, không ai xứng với con tôi
Trong khi đó, mẹ của Phương Hiệp Văn lại là điển hình cho kiểu phụ huynh độc đoán, gia trưởng và coi con trai là trung tâm vũ trụ. Xuất thân từ gia đình đơn thân, Phương Hiệp Văn (Lâm Canh Tân thủ vai) được mẹ nuôi dạy theo tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ngay từ khi xuất hiện, mẹ của Phương Hiệp Văn đã thể hiện rõ sự thiên vị con trai. Bà cho rằng con trai mình là người đàn ông hoàn hảo, còn con dâu thì không xứng đáng.
Trong đám cưới của Phương Hiệp Văn, trong khi cô dâu chú rể bận tiếp khách, bà lại mải mê thu dọn tiền mừng. Khi có người khen con dâu xinh đẹp, bà liền khoe khoang con trai mình là người tài giỏi, có hàng tá cô gái theo đuổi.
Sau bữa tối, khi Phương Hiệp Văn đang định dọn bàn thì mẹ anh nhanh chóng ngăn anh lại và nói: "Đây không phải là việc đàn ông nên làm".
Lối suy nghĩ cổ hủ và độc đoán của mẹ đã ăn sâu vào tiềm thức của Phương Hiệp Văn, khiến anh trở thành người đàn ông gia trưởng, ích kỷ và luôn muốn kiểm soát mọi thứ.
Mẹ Tô: Đây là việc mà một người mẹ có thể làm ra ư?
Tuy nhiên, bi kịch gia đình của Tô Canh Sinh (Vạn Thiến thủ vai) mới thực sự khiến người xem phải phẫn nộ. Ngay từ nhỏ, Tô Canh Sinh đã phải sống trong sự ghẻ lạnh và bạo hành của cha dượng. Kinh hoàng hơn, khi Tô Canh Sinh tố cáo hành vi đồi bại của cha dượng với mẹ, bà không những không bảo vệ con gái mà còn đổ lỗi cho cô, cho rằng cô quyến rũ ông ta. Thậm chí, bà còn lấy lý do cần tiền để tiếp tục chung sống với người đàn ông đồi bại kia, mặc cho con gái phải chịu đựng nỗi đau thể xác và tinh thần.
Chính quá khứ bị chính người mẹ ruột của mình phản bội đã để lại trong lòng Tô Canh Sinh những tổn thương tâm lý sâu sắc. Cô luôn khép kín, dè dặt và sợ hãi khi phải bắt đầu một mối quan hệ mới.
Kết
Thông qua bốn gia đình với những hoàn cảnh khác nhau, Câu Chuyện Hoa Hồng đã truyền tải thông điệp: "Gia đình là nền tảng của xã hội. Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của con cái. Cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách và tương lai của con trẻ" . Hay như nhà tâm lý học Susan Forward từng viết trong cuốn sách Toxic Parents (tạm dịch: Cha mẹ độc hại): "Gia đình độc hại giống như một vụ va chạm dây chuyền trên đường cao tốc. Ảnh hưởng tiêu cực của nó có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Chỉ khi bạn dám nhìn nhận cha mẹ một cách khách quan, bạn mới có thể cân bằng lại mối quan hệ với họ".
Phụ nữ mới