Bài học từ chuỗi ngày hết tiền vì mua sắm quá tay: Giờ tôi biết tiêu tiền thông mình, lập nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả
Người trẻ đã rút ra bài học để vượt qua những lần lỡ chi tiêu “quá tay'.
- 02-06-20246 khoản chi tiêu có thể cắt bỏ mà không làm ảnh hưởng chất lượng sống, tiếc là cái số 3 ai cũng nghĩ sai
- 02-06-2024Không còn chi tiêu theo cảm xúc, Gen Z ngày càng siết chặt hầu bao vì muốn “mang tiền về cho mẹ” và hơn thế nữa!
- 28-05-20241 tuần đi chợ cho gia đình 4 người hết 264k ở Thái Bình: Giá ở nông thôn rẻ hay người nội trợ biết chi tiêu?
Tiêu tiền không đúng chỗ, mua sắm quá tay có thể khiến bạn phải trả "cái giá" đắt như thế nào? Những người trẻ dưới đây và câu chuyện mà họ gặp phải có thể cho bạn câu trả lời.
Vay nợ mua nhà vẫn chi tiêu "bạt mạng"
Ngọc Anh (30 tuổi, Hà Nội) nhớ lại, thời điểm mới vay nợ mua nhà, hàng tháng cô nàng phải trả 6 triệu đồng cả gốc và lãi, chiếm khoảng 30% thu nhập. Những ngày đầu tiên, dù đang mang nợ nhưng do chưa kịp thay đổi thói quen chi tiêu nên cô nàng vẫn tiêu tiền bạt mạng. Điều này dẫn đến có những tháng, Ngọc Anh gần như "rỗng túi" khi mới nhận lương 20 ngày.
Ngọc Anh tâm sự: "Trước đó, mình chi tiêu khá thoải mái nhưng vẫn có thể tiết kiệm. Do vậy, mình nghĩ rằng dù vay nợ, mình vẫn không cần phải siết chặt chi tiêu, kiểu gì cũng đủ tiền để sinh hoạt. Song, đó là suy nghĩ vô cùng sai lầm, mình đã gặp áp lực tài chính một thời gian khi rơi vào cảnh hết tiền".
Một trường hợp khác, Minh Châu (25 tuổi, Hải Dương) nhớ lại thời điểm mới ra trường, cô cho rằng quản lý tài chính cá nhân là một cái gì đó rất cao siêu, và chỉ những người có tiền mới cần phải học. Tuy nhiên, cho đến năm hai Đại học, Minh Châu gặp phải tình trạng “túi tiền khét lẹt” thì cũng là lúc, cô nhận ra, quản lý tài chính cá nhân là bài toán bạn cần giải càng sớm càng tốt.
Minh Châu nhớ lại vào năm nhất, cô nàng không chỉ được ba mẹ chu cấp cho khá nhiều tiền mà còn có thu nhập khá nhờ đi làm thêm. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền đã bị Minh Châu dùng để tiêu xài vô tội vạ, vào các thú vui không cần thiết như ăn uống, mỹ phẩm, sách báo,... Cho đến khi Minh Châu rơi vào hoàn cảnh không còn xu dính túi, cô nàng mới tỉnh ngộ.
"Lúc có nhiều tiền thì chả bao giờ nghĩ đến việc đi học thứ gì đó, nhưng khi hết tiền lại nảy sinh bao ý tưởng học đàn rồi học vẽ. Thế là mình đã vay tiền để học, và rồi sau đó phải còng lưng mà trả nợ.
Trong lúc đang hết tiền, mình lại dính phải một cơn ốm dai dẳng, nhưng không có tiền mua thuốc chỉ vì nghèo. Những bài học đắt giá này khiến mình trân trọng đồng tiền hơn bao giờ hết. Để giờ đây, mỗi đồng tiền mình kiếm được đều trở nên đáng quý. Và mình tâm niệm rằng, tiêu đồng nào là phải đáng giá đồng ấy", Minh Châu bày tỏ.
23 tuổi mang nợ tín dụng 120 triệu đồng
Đó là trường hợp của Hồng Việt (SN 2000) đang sống tại TP.HCM. Từ tháng 4/2022, Hồng Việt mở thẻ tín dụng đầu tiên. Cho đến nay, anh chàng đã là chủ nhân của 5 chiếc thẻ tín dụng từ các ngân hàng khác nhau, với hạn mức tăng dần là 20, 32, 36, 44 và 150 triệu đồng. Có nhiều thẻ tín dụng trong tay khi chưa biết kiểm soát đồng tiền đã khiến anh chàng mang khoản nợ hơn 100 triệu vào năm 23 tuổi.
Những khoản nợ tín dụng của anh chàng bắt đầu hình thành từ khoảng tháng 7/2022. Ban đầu anh chàng vẫn có thể thanh toán nợ tín dụng dễ dàng vì giao dịch mua bán còn nhỏ. Tuy nhiên, khi Hồng Việt bắt đầu chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt trong thời điểm chuyển giao công việc và nghỉ ở nhà 2-3 tháng, chàng trai càng “lạm chi" khi dùng thẻ tín dụng.
Thời điểm Hồng Việt “tỉnh ngộ” là vào tháng 10/2023, cũng là lúc anh phát hiện bản thân đã có khoản nợ tín dụng hơn 100 triệu đồng. Có thẻ tín dụng Hồng Việt chỉ cần thanh toán 2-3 triệu đồng/tháng, nhưng có thẻ khác cần trả đến 10 triệu đồng/tháng.
Hành trình trả nợ thẻ tín dụng của Hồng Việt bắt đầu. Anh chàng kể: “Khi phát hiện, mình đã không có khả năng trả toàn bộ dư nợ của thẻ tín dụng. Nên mình bắt đầu phải tìm đến cách là thanh toán dư nợ tối thiểu hàng tháng nhằm có thể duy trì khả năng trả nợ. Ngoài ra, mình đã ngưng sử dụng 3/5 thẻ tín dụng để thanh toán dần dần hết nợ.
Đến thời điểm hiện tại, mình đã thanh toán được một nửa. Còn lại bao nhiêu nợ, mình vẫn cố gắng làm mỗi ngày, trích thu nhập từ lợi nhuận của brand mới startup và công việc freelancer để hỗ trợ chi trả một phần nào đó. Mình không nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình để chi trả nợ tín dụng. Vì tự nhiên có thêm ‘gánh nặng’ thì chắc ba mẹ đánh mình xỉu luôn (cười)”.
Làm sao để tiêu tiền thông minh sau những lần lạm chi?
Ngọc Anh cho hay, sau khi phải đối diện 3 tháng liên tục rơi vào cảnh rỗng túi, cô nàng đã thay đổi gần như toàn bộ thói quen chi tiêu. Trong đó, sau khi trả nợ ngân hàng hàng tháng, Ngọc Anh sẽ phân bổ số tiền còn lại vào những mục chi tiêu cụ thể cho ăn uống, đi lại, vui chơi… Bên cạnh đó, cô nàng cũng hạn chế tần suất đi ăn ngoài, mua quần áo mới và những khoản chi "không tên".
Ngọc Anh chia sẻ: "Mình có rất nhiều khoản chi không biết nên xếp vào khoản mục nào. Chẳng hạn như khi tâm trạng vui vẻ, mình sẽ không tự đi xe đi làm mà gọi xe công nghệ, hoặc thay vì uống cốc cà phê 20-30 nghìn mỗi sáng mình chi tiền cho 1 cốc 'sang chảnh' lên tới 100 nghìn đồng. Trước đó, mình thường xuyên chi tiêu dựa vào tâm trạng và hiện tại mình đang nỗ lực kiểm soát điều này".
Còn về phía Minh Châu, từng rơi vào tỉnh cảnh "rỗng túi" nên cô nàng còn có những nguyên tắc cụ thể để giúp chính mình không còn chi tiêu bừa bãi. Đó là:
- Thứ nhất, hạn chế ăn ngoài, ăn vặt, ăn hàng quán,... mà thay vào đó là ăn ở nhà nhiều hơn. Theo cô nàng, nhiều người bị nghiện trà sữa sẽ rất khó bỏ nhưng nếu bạn chịu khó học cách từ bỏ mỗi ngày một chút thì chắc chắn bạn sẽ làm được.
- Thứ hai, đừng săn sale, đừng mua quần áo hay những thứ mình không cần.
"Tâm lý chung của chúng ta đó là thấy rẻ thì ham nhưng thật ra giảm giá chỉ là một hình thức marketing của những nhà quảng cáo. Bạn nghĩ mình đang mua được một món hời ư? Tất cả chỉ là một cú lừa thôi!", cô nàng nhấn mạnh.
- Thứ ba, thay vì mua những đồ rẻ tiền, hãy tích cóp để mua những đồ dùng xịn và chất lượng. Nếu xem xét kỹ lại thì mua đồ đểu dùng vừa ức chế, nhanh hỏng mà còn tốn tiền hơn.
- Thứ tư, đầu tư tiền vào trải nghiệm (đi du lịch) hoặc các khóa học (kỹ năng, tiếng anh, nấu ăn,...) chắc chắn bạn sẽ có lãi.
"Tóm lại là lớn rồi thì tự ý thức đi, đừng tiêu xài hoang phí nữa. Đừng trở thành rich kid bằng tiền và công sức của người khác", Minh Châu nhắn nhủ lời khuyên.
Nhịp sống thị trường