Bài toán kinh tế về sử dụng nước ngọt cho người dân miền Tây
Đối với con người thì sử dụng nước là nhu cầu quan trọng và thiết yếu nhất. Tài nguyên nước là là tài nguyên thiết yếu vốn có sẵn trong thiên nhiên thì nay lại trở thành thứ đắt đỏ, xa xỉ đối với bà con nơi đây.
Vậy đâu là giải pháp lâu dài và kinh tế cho bà con?
Chật vật với đủ các giải pháp tìm nước ngọt
Bao đời nay, nước ngọt của bà con chủ yếu đến từ việc trữ nước mưa, lắng phèn từ nước mặt các kênh rạch sông hồ quanh nhà. Nhưng nước mưa trong các chum nước dự trữ thì dần cạn kiệt. Nước kênh rạch, sông, hồ đều nhiễm lợ, bị xâm lấn mặn nặng nề vẫn phải dùng để sinh hoạt, vệ sinh...rất kém an toàn. Đối với những hộ dân sử dụng nước máy cũng mặn chát do nồng độ muối lên cao. Hay bỏ hàng chục triệu đồng ra để khoan giếng nhưng kết quả là khoan xong lại lấp vì bơm lên cũng lại là nước phèn, nước mặn.
Thiếu nước ngọt đe dọa đến cả nguồn sống, bà con phải đi mua những can nước từ nơi khác chở về với giá lên tới 200.000Đ/m2 mà đôi khi lái buôn vẫn tiếp tục tăng giá với lý do nước ngọt ngày càng khan hiếm hay giá dụng cụ dẫn truyền nước càng tăng. Trung bình hằng tháng, mỗi hộ dân phải chi từ 1.000.000Đ cho chi phí cho việc mua nước ngọt. Thậm chí, nước ngọt được chuyển về còn khan hiếm tới mức phải gọi đặt trước nhiều ngày mới có xe chở tới.
Nhiều khu vực dân cư được các xe nước, bồn nước di động trao tặng nước ngọt nhưng đó chỉ là giải pháp trước mắt, tạm thời, không thể đáp ứng được số lượng lớn và lâu dài cho bà con.
Theo các chuyên gia y tế, sử dụng nguồn nước nhiễm mặn hay thậm chí còn nhiễm bẩn, không đảm bảo vệ sinh gây ra nhiều bệnh tật như dị ứng da, đau rát hay mẩn ngứa, nhất là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu thì gây ra nguy cơ mắc bệnh tay-chân-miệng hay tiêu chảy. Chưa kể nguồn nước bề mặt còn bị nhiễm phân vật nuôi như gia súc, gia cầm, thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật…. là nguyên nhân của những bệnh nguy hại hơn như nhiễm trùng đường ruột, tả, thương hàn, viêm gan A, viêm gan C, dị ứng da và nhiễm trùng do vi nấm và thậm chí là ung thư….
Giải pháp nước ngọt lâu dài và kinh tế?
Trong tháng 3, tập đoàn Karofi, một doanh nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực lọc nước đã nghiên cứu và cho ra mắt máy lọc nước lợ gia đình chuyên dụng dành riêng cho miền Tây.
Đây được xem như giải pháp lâu dài và kinh tế. Không chỉ sử dụng cho những ngày nước nhiễm lợ mà dòng máy lọc nước đặc biệt này có thể lọc cả nước thông thường, mang lại nguồn nước an toàn, đảm bảo quanh năm.
Bên cạnh đó, máy lọc nước này cũng đã được cấp chứng nhận nước sau lọc đảm bảo đạt chuẩn quốc gia nước uống tinh khiết QCVN 6-1:2010/BYT bởi Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y Tế. Tức là nước sau khi lọc có thể sử dụng ăn uống trực tiếp, nấu nướng và sinh hoạt đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Máy lọc nước sử dụng các linh phụ kiện chuyên dụng dành cho nước lợ có khả năng hoạt động ở môi trường nước có muối và phù hợp với khí hậu đặc biệt của miền Tây. Nhờ đó đảm bảo chất lượng lọc và độ bền vững lâu dài cho thiết bị. Đặc biệt màng RO Dow Hoa Kỳ sử dụng để lọc nước lợ cần được thiết kế chuyên biệt để có thể lọc được độ mặn lên đến 1,4 ppt. Kết hợp cùng hệ thống lọc thô với công nghệ độc quyền Smax Duo Pro (Bảo vệ kép) giúp xử lý hiệu quả 2-3 lần so với hệ thống lọc thông thường và giúp tăng tuổi thọ của hệ thống lọc.
Trong thời gian vừa qua, tập đoàn Karofi cũng đã trao tặng 4 trạm lọc nước lợ và nước mặn thành nước tinh khiết có công suất từ 1000-2000 lít/h cho một số địa phương khó khăn tại Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang... và những chuyến xe chở máy lọc nước di động cấp phát nước tinh khiết khắp miền Tây. Qua đó, mang đến hàng triệu lít nước lọc tinh khiết đảm bảo cho bà con nơi đây.
Chung tay cùng đồng bào miền Tây chống hạn mặn. Karofi dành ưu đãi với mức giá đặc biệt cho bà con miền Tây chỉ từ 2.695.000 VNĐ/sản phẩm máy lọc nước lợ gia đình tương đương 50% giá bán ban đầu. Chi tiết xem tại https://karofi.com/tin-tuc/tro-gia-50-may-loc-nuoc-lo-chong-giac-man.html