MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài viết "hướng dẫn cách phụ huynh trả lời những câu hỏi hóc búa của con" gây bão mạng xã hội: Đừng bỏ qua cơ hội trả lời trẻ, đó là cách cha mẹ giúp con phát triển tư duy ngay khi còn nhỏ

02-04-2019 - 10:58 AM | Sống

Việc tư duy là cần thỏa mãn câu trả lời, nơi đó cha mẹ cần có thái độ ủng hộ và cung cấp thông tin. Chỉ cần cha mẹ sau vài lần tỏ thái độ không ủng hộ thì trẻ thường không muốn hỏi nữa", chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn chia sẻ.

"Tại sao đất có màu đen vậy mẹ?", cô bé 3.5 tuổi hỏi mẹ.

"Ừa, đất thường có màu đen cung cấp dinh dưỡng cho cây", người mẹ đáp. 

"Đất có màu trắng được không mẹ?" cô bé tiếp tục hỏi.

"Không có đâu con", người mẹ đáp. 

"Tại sao đất không có màu trắng vậy mẹ?, cô bé hỏi thêm. 

"Đất làm sao màu trắng được con!", người mẹ dần mất kiên nhẫn. 

"Vậy, đất có màu xanh lá không mẹ?", cô bé vẫn hồn nhiên hỏi tiếp. 

"Mẹ đã bảo rồi đất chỉ có màu đen thôi, hiểu không nào, thôi ba đợi", người mẹ dắt đứa trẻ đi nhanh và hết kiên nhẫn trả lời cô bé. Cô bé không hỏi nữa và bước đi với khuôn mặt không vui lắm.

Bài viết hướng dẫn cách phụ huynh trả lời những câu hỏi hóc búa của con gây bão mạng xã hội: Đừng bỏ qua cơ hội trả lời trẻ, đó là cách cha mẹ giúp con phát triển tư duy ngay khi còn nhỏ - Ảnh 1.

Đó là 1 ví dụ, nhưng có thật, mà chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Anh Nguyễn chia sẻ trên trang cá nhân. Anh đã từng gặp tình huống này nhiều lần, chỉ là với những chủ đề khác nhau và đa dạng câu hỏi của những đứa trẻ đặt ra cho bố mẹ chúng. 

Điều quan trọng mà chuyên gia Anh Nguyễn nhận thấy là: Hầu hết các trường hợp cha mẹ không đủ kiên nhẫn kết thúc ít nhất 1 chủ đề hỏi của trẻ để làm trẻ hài lòng. Thậm chí, 1 số trường hợp tệ hơn là chỉ bực nhọc hành vi hỏi liên tục của trẻ, cố nhấn mạnh giọng và áp đặt câu trả lời cho trẻ để kết thúc nó sớm. 

Vậy tại sao người lớn nên kiên nhẫn giúp con trả lời những câu hỏi đến tận cùng? Đây là cách chuyên gia Anh Nguyễn lí giải:

Tại sao có người nhìn ra cơ hội phát triển sớm và nhanh, có người lại không?

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi như vậy cho bản thân. Câu trả lời thường được cho là: Họ giỏi biết nắm bắt thời cơ phát triển, biết nắm bắt khách hàng tiềm năng, biết nắm bắt cơ hội học bổng, một phần cũng do may mắn thôi!

Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu hơn về những câu hỏi mà những đứa trẻ hỏi và bắt đầu tìm kiếm câu trả lời tại sao các bé lại hỏi nhiều như vậy, thì chắc chắn rằng bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi trên. Và hơn hết bạn sẽ không cho đó là "may mắn", mà thốt nên rằng "tất cả chúng ta đều làm được, quan trọng là có tư duy". 

Người có tư duy luôn nhận ra 2 con đường rõ rệt: con đường thành công, con đường thất bại. Họ hiểu quy luật "cao trào -thoái lùi", cũng như "mạo hiểm". Họ có khả năng tạo ra quy luật của họ. Những người không tư duy thường đi theo lối mòn, nên cần may mắn để "thành công", dĩ nhiên, không thể tạo ra quy luật của họ.

Bài viết hướng dẫn cách phụ huynh trả lời những câu hỏi hóc búa của con gây bão mạng xã hội: Đừng bỏ qua cơ hội trả lời trẻ, đó là cách cha mẹ giúp con phát triển tư duy ngay khi còn nhỏ - Ảnh 2.

Khả năng tư duy có thể được nuôi dưỡng từ nhỏ

Phát hiện rằng câu hỏi của trẻ nhỏ, tầm 2-6 tuổi, không dừng lại "Có" hay "Không", mà số lượng dạng câu hỏi có từ để hỏi như "cái gì", "tại sao", "làm như thế nào", "ai" với đa dạng chủ đề và tăng dần số lượng. Điều này cho rằng có liên quan đến xây dựng nền tảng tư duy phát triển.

Nhóm nghiên cứu của TS. Rowe, ĐH Harvard, Mỹ cũng chia sẻ: Nhóm câu hỏi dạng có từ để hỏi liên quan đến xây dựng khả năng tư duy cho trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ cũng cần xây dựng ngôn ngữ, đánh giá tình huống, chắc lọc tình huống, bác bỏ tình huống và lựa chọn giải pháp. Hãy tưởng tượng như 1 hệ thống gồm nhiều lớp sàng lọc. Đến cuối cùng phần quan trọng nhất được trẻ hấp thụ, quy trình sàng lọc này là quy trình học hỏi để có tư duy. 

Tiến sĩ Chouinard, ĐH California, Mỹ cho rằng: Trẻ con cần thỏa mãn ít nhất 1 chủ đề sàng lọc 1 lần thì được tính là 1 điểm cho rèn luyện tư duy. Càng lớn hệ thống này sẽ ít thường xuyên hơn. Do đó, nếu cha mẹ không tận dụng cơ hội để con sàng lọc thông tin thì trẻ càng lớn càng lười suy nghĩ và tư duy kém hơn. 

Việc tư duy là cần thỏa mãn câu trả lời, nơi đó cha mẹ cần có thái độ ủng hộ và cung cấp thông tin. Chỉ cần cha mẹ sau vài lần tỏ thái độ không ủng hộ thì trẻ thường không muốn hỏi nữa. Dĩ nhiên, hệ thống sàng lọc cũng dần thưa thớt. Đến 1 lúc nó chỉ giống như 1 cái phễu, chỉ cho thông tin đi 1 chiều.

Trả lời câu hỏi của trẻ như thế nào?

Hầu hết cha mẹ đều cảm thấy khó để trả lời các câu hỏi của trẻ, nhưng hãy nghĩ rằng lợi ích không chỉ có trẻ có được, mà ngay cả bản thân bạn cũng chịu khó tư duy và suy nghĩ tốt hơn. Điều này cũng được đề cập bởi Tiến sĩ Rowe. Khi trẻ hỏi hãy mừng rỡ và đón nhận cơ hội này với 3 điều sau:

1. Thái độ ủng hộ, thành ý cho câu trả lời và sẵn sàng cho 1 loạt câu hỏi khác, cho dù trẻ hỏi có lúc ngớ ngẩn và lặp lại.

2. Chuẩn bị câu trả lời để cho trẻ có thông tin và có cơ hội mở rộng. Đừng ngại trả lời "mẹ không rõ, chúng ta cùng tìm hiểu chiều nay nhé".

3. Giữ lời hứa với trẻ dù trẻ có quên. Bạn nên là người chủ động nhắc lại lời hứa về câu trả lời nào đó.

Bài viết hướng dẫn cách phụ huynh trả lời những câu hỏi hóc búa của con gây bão mạng xã hội: Đừng bỏ qua cơ hội trả lời trẻ, đó là cách cha mẹ giúp con phát triển tư duy ngay khi còn nhỏ - Ảnh 3.

Cách trả lời

Tùy vào câu hỏi mà bạn có câu trả lời đa dạng. Tuy nhiên cần cho thông tin về từ để hỏi trong câu hỏi của trẻ. Ví dụ, trẻ hỏi về cái gì, thì cho thông tin đặc điểm cái đó; trẻ hỏi số lượng bao nhiêu thì cho thông tin số lượng. Trẻ hỏi tại sao thì cho lí do. Trẻ hỏi cách làm thì cho từng bước, có thể cùng trẻ làm thí nghiệm (nếu cần).

Khi trẻ hỏi câu hỏi "Có" hoặc "không", bạn nên hỏi lại trẻ câu hỏi có từ để hỏi để giúp trẻ mở rộng tư duy.

Bao nhiêu lần 1 tuần?

Trẻ có thể hỏi bạn bất cứ lúc nào, nhưng duy trì ít nhất 1 chủ đề thỏa mãn câu trả lời mỗi tuần là đều nên làm để giúp trẻ duy trì tư duy.

Làm sao để biết trẻ thỏa mãn

Có vài dấu hiệu cho bạn biết trẻ thỏa mãn

1.Trẻ sẽ tự dừng câu hỏi hoặc chuyển sang chủ đề khác.

2. Trẻ có thể kể lại câu chuyện về chủ đề đó. Hãy khuyến khích trẻ kể lại sự hiểu của trẻ.

3. Trẻ nói với ai đó về nó.

Muốn con phát triển tư duy, thông minh thì các bậc cha mẹ đừng bao giờ bỏ qua cơ hội trả lời những câu hỏi của con. Đó là cách bạn rèn luyện cho con cách suy nghĩ, mở rộng khả năng tư duy ngay từ khi còn nhỏ.

*Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn

PV

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên