"Bạn có gói hàng chuẩn bị giao": Nhận được tin nhắn này, cẩn thận kẻo bị lừa hết tiền
Nếu nhận được tin nhắn yêu cầu cần trả phí hoặc cung cấp thông tin để nhận được món hàng chuẩn bị giao, hãy cẩn thận vì đây là trò lừa đảo.
- 21-06-2023"Bấm like, nhận trợ cấp 150.000 đồng tiền điện": Trợ cấp đâu không thấy chỉ thấy mất tiền!
- 17-06-2023Mang lương hưu hơn 30 triệu đồng về quê giúp đỡ bà con nghèo, chưa đầy 2 tháng ông hối hận không thôi: Mất tiền còn mang tiếng
- 17-06-2023Ngân hàng cảnh báo nguy cơ mất tiền, bị hack iPhone vì ứng dụng quen thuộc
Lừa đảo giao hàng
Khi Alison Barnes mở một email tự xưng là gửi từ Bưu điện Người Úc, cô nhận ra có gì đó không ổn.
Email cho biết một gói hàng dành cho cô đang đợi ở một điểm phân phối gần nhà và nhắc cô nhấp vào liên kết để "bắt đầu trò chuyện" về việc sắp xếp giao hàng.
Nhưng khi Alison, 51 tuổi, đến từ Blue Mountains ở New South Wales, nhận thấy người gửi là “Bưu điện Người Úc” chứ không phải “Bưu điện Úc”, hồi chuông cảnh báo bắt đầu vang lên.
Cô đã xóa email và tránh được một trò lừa đảo đang rất phổ biến, theo ABC News.
Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) cho biết người dân nước này đã mất một số tiền kỷ lục vì các vụ lừa đảo — hơn 851 triệu USD — vào năm 2020, do những kẻ lừa đảo lợi dụng dịch bệnh và sự gia tăng hành vi mua sắm trực tuyến.
Với lừa đảo giao hàng, kẻ lừa đảo thường mạo danh là Bưu điện Úc, FedEx, một công ty chuyển phát có tiếng hoặc các nền tảng mua sắm như Amazon, eBay, Bunnings.
Theo chuyên gia an ninh mạng Aaron Bugal, những trò gian lận này thường xuất hiện dưới hình thức liên lạc dưới dạng email hoặc SMS.
“Nó thường có nội dung rằng một bưu kiện đã được cố gắng giao hoặc có một số thông tin bị thiếu cần được cung cấp trước khi việc giao hàng có thể được thực hiện”, chuyên gia Bugal nói.
Các email lừa đảo có thể sử dụng logo hoặc màu sắc giống với các công ty thật hoặc liên kết đến các trang web bắt chước nội dung y hệt.
“Những kẻ lừa đảo chỉ đang thả mồi câu một cách hên xui, gửi tin nhắn với hy vọng rằng người nhận đã đặt hàng thứ gì đó có vẻ quen thuộc”.
Những vụ lừa đảo giao hàng này thường mời nạn nhân nhấp vào một liên kết với ý đồ đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính.
Chúng hy vọng bạn sẽ cho chúng biết chi tiết cá nhân bao gồm họ và tên, địa chỉ đầy đủ, số điện thoại— để chúng có thể sử dụng thông tin đó hack tài khoản trực tuyến.
Ngoài ra, một số kẻ lừa đảo cũng sẽ quảng cáo một sản phẩm cao cấp nhưng lại gửi phiên bản kém chất lượng, thậm chí là mặt hàng hoàn toàn khác, ví dụ như đặt một số thứ đắt tiền và bạn nhận được một đôi tất hoặc một chiếc mũ bóng chày.
Lừa đảo thanh toán trước
Bà Rickard cho biết một số kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu thanh toán và điều này đặc biệt phổ biến với các mặt hàng như thú cưng và xe cộ, những thứ thường được quảng cáo trên các trang phổ biến như Facebook Marketplace và Gumtree.
"Sẽ có một mức giá ban đầu cho con thú cưng, khoảng 7.000 hoặc 8.000 USD, sau đó họ sẽ nói rằng cần tiền để mua bảo hiểm cho việc tiêm phòng, đây sẽ là một khoản phụ phí”, Delia Rickard, Phó Chủ tịch ACCC cho biết.
Những kẻ lừa đảo cũng thường đóng giả quân nhân cần bán xe với giá rẻ do sắp ra quân: "Và họ thường nói rằng đang ở nơi nào đó xa xôi mà bạn không thể đến xem xe được", Rickard nói.
Một số kẻ lừa đảo chuyển phát bưu kiện cũng sẽ yêu cầu thanh toán, ví dụ như nói rằng một bưu kiện bị giữ lại và một khoản phí nhỏ cần phải trả để hàng được lưu thông.
"Sau đó, chúng yêu cầu bạn cung cấp chi tiết thẻ tín dụng và chắc chắn số tiền nhiều hơn sẽ bị tính phí”, Rickard mô tả.
Một email, cuộc gọi hoặc tin nhắn không mong muốn yêu cầu thanh toán là dấu hiệu cảnh báo. Nhưng không phải tất cả những kẻ lừa đảo đều yêu cầu chi tiết thanh toán hoặc thẻ tín dụng, các chuyên gia nói.
Cũng có những kẻ lừa đảo tinh vi sẽ không yêu cầu thanh toán chút nào, vì chúng nhận ra rằng yêu cầu này khiến nạn nhân tỏ ra cảnh giác hơn.
Thay vào đó, một số kẻ lừa đảo có thể muốn đánh cắp danh tính của bạn, sau đó sử dụng danh tính trực tuyến để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng; truy cập tài khoản để mua hàng gian lận; hoặc hack các tài khoản mạng xã hội.
Không nhấp vào các liên kết từ các thông tin liên lạc không mong muốn. Thay vào đó, "hãy truy cập cổng thông tin đáng tin cậy mà bạn đã sử dụng để mua hàng", chuyên gia Bugal nói.
Hãy chú ý đến lỗi ngữ pháp hoặc phông chữ trông kỳ lạ. Chuyên gia cho biết một số kẻ lừa đảo rất tinh vi khi thể hiện rằng đang gửi email từ một cơ quan uy tín, với trang web chuyên nghiệp. Nhưng nếu xem xét cẩn thận, bạn sẽ vẫn thấy còn một số lỗi chính tả. Ví dụ như tình huống Bưu điện Úc và Bưu điện Người Úc ở trên.
Bạn cũng có thể biết được người bán có đang lừa đảo gì không bằng cách thử tìm kiếm hình ảnh ngược trên Google, để xem liệu hình ảnh về chú chó con hoặc căn hộ đó có được lấy từ một trang web nào đó phổ biến trên mạng không.
Phụ nữ số