Ban đêm nếu thấy dấu hiệu này, có thể ung thư đang lớn dần trong cơ thể
Đôi lúc chỉ cần chú ý những thay đổi nhỏ của cơ thể, chúng ta có thể phát hiện sớm ung thư và kịp thời can thiệp.
- 12-08-20234 bệnh tưởng vặt vãnh nhưng nếu dai dẳng không dứt là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư
- 12-08-2023Thanh niên 23 tuổi mắc ung thư đại tràng di căn vì mắc thói quen này khi ăn
- 12-08-2023Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra mối liên hệ giữa tóc bạc và ung thư: Thực hư ra sao?
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Tác hại của ung thư không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn tác động đến cuộc sống của người bệnh và gia đình họ. Ban đầu, bệnh thường không có dấu hiệu cụ thể mà giống như những các loại bệnh vặt hay mệt mỏi thông thường. Đến khi phát bệnh đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối nên rất khó điều trị.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các bất thường trên cơ thể chính là cách hiệu quả nhất để điều trị ung thư. Một trong số đó chính là việc đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm – một dấu hiệu rất dễ bị bỏ qua trong những ngày hè nóng bức. Vậy tại sao đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm?
Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu sớm của ung thư
Theo Chun Tang – bác sĩ đa khoa tại phòng khám Pall Mall Medical (Anh), đổ mồ hôi nhiều vào buổi đêm là dấu hiệu ban đầu của ít nhất 6 loại bệnh khác nhau. Chúng bao gồm ung thư hạch, ung thư máu, ung thư gan, ung thư xương, u trung biểu mô và khối u carcinoid.
"Ung thư hạch bạch huyết có thể dẫn đến sốt cao, nguyên do bởi các tế bào ung thư sản sinh ra các chất hóa học khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Từ đó gây đổ mồ hôi đêm liên tục" – bác sĩ Chun Tang chia sẻ.
Theo tiến sĩ Mehmet Oz - giáo sư và phó chủ nhiệm phẫu thuật tại Đại học Columbia, kiêm Giám đốc Viện Tim, Trung tâm Y tế Columbia (Mỹ), nhiều bệnh ung thư có triệu chứng ban đầu là đổ mồ hôi đêm. Tuy nhiên, khác với đổ mồ hôi do thời tiết nóng bức, đổ mồ hôi đêm do ung thư sẽ có xu hướng dai dẳng, kéo từ ngày này qua ngày khác.
"Không như đổ mồ hôi đêm thi thoảng do chuyển mùa hoặc sau khi gặp ác mộng, đổ mồ hôi đêm do ung thư thường kéo dài dai dẳng, đổ rất nhiều mồ hôi và thậm chí ướt đẫm quần áo, chăn ga gối đệm" – Tiến sĩ Mehmet chia sẻ.
Các tình trạng khác có thể gây đổ mồ hôi đêm bao gồm mang thai, một số bệnh nhiễm khuẩn, đường huyết thấp, cường giáp, căng thẳng, lo lắng và một số loại thuốc… Một số triệu chứng đi kèm khác có thể kể đến như mệt mỏi, sụt cân, bầm tím nhiều trên cơ thể, sốt cao…
Vậy nên, nếu mỗi sáng thức dậy mà bạn thấy cơ thể đổ mồ hôi ướt hết giường, hãy thử làm mát phòng và kiểm tra tâm lý xem có đang gặp stress hay không. Một khi đã loại trừ hết những khả năng có thể xảy ra, hãy cẩn thận bởi đây rất dễ là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.
Làm thế nào để phòng ngừa ung thư?
Phát hiện sớm ung thư chính là cách tốt nhất để điều trị và ngăn chặn loại bệnh này. Để phòng ngừa ung thư, chúng ta có thể thực hiện nhiều biện pháp phòng chống bệnh như sau:
- Thay đổi lối sống lành mạnh
Một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa ung thư là duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm ăn uống cân đối với nhiều rau, hoa quả… đồng thời hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn có chứa nhiều đường và chất béo. Ngoài ra, bạn cần hạn chế uống rượu và hút thuốc lá.
- Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ ung thư. Việc vận động thường xuyên giúp duy trì cân nặng lành mạnh, giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Hãy cố gắng tập luyện hàng ngày với những bài như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe… để duy trì sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư
Tiếp xúc với các chất gây ung thư như hóa chất độc hại, thuốc lá, khói bụi… có thể tăng nguy cơ mắc ung thư. Để giảm thiểu rủi ro này, hãy đảm bảo làm việc trong môi trường lành mạnh và sạch sẽ. Nếu công việc đòi hỏi tiếp xúc với các chất có hại, hãy sử dụng đầy đủ trang bị bảo vệ và tuân thủ các quy định an toàn.
- Kiểm tra sàng lọc định kỳ
Kiểm tra sàng lọc định kỳ là một phương pháp quan trọng để phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu - thời điểm có cơ hội chữa khỏi cao hơn. Hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và để ý các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, chẳng hạn như khối u hay đau nhức… để có thể phát hiện ung thư sớm và điều trị kịp thời.
- Thực hiện tiêm phòng và chủng ngừa
Các biện pháp tiêm phòng và chủng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư nhất định. Hãy tiêm phòng đầy đủ các vaccine phòng ngừa, chẳng hạn như vaccine phòng ngừa HPV để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, hay vaccine phòng ngừa viêm gan B để giảm nguy cơ ung thư gan.
Phụ nữ Việt Nam