Ban hành quy định mới về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, trong đó quy định cụ thể về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.
- 14-04-2021Vì sao Covid-19 tác động mạnh hơn đến người dân có hộ khẩu tạm trú so với hộ khẩu thường trú?
- 14-04-2021Bloomberg: Sau giấy vệ sinh, chip... đến lượt nguyên liệu mà Việt Nam là nước hiếm hoi có thể sản xuất thiếu hụt!
- 13-04-2021CEO Telecommunication Umlaut: Tiên phong triển khai 5G chứng minh Việt Nam có thể đưa ra các hạ tầng số hiệu quả!
- 13-04-2021Bloomberg: Yếu tố làm 'lung lay' hiệu ứng lan toả của nền kinh tế Mỹ đối với Việt Nam
Cụ thể, việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:
+ Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
+ Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
+ Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.
Chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội thành doanh nghiệp xã hội
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định việc chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội. Cụ thể, cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Doanh nghiệp xã hội sau khi chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày doanh nghiệp xã hội được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi từ Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.