MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang "hút máu" hay thử sức chịu đựng của người dùng?

06-06-2019 - 13:50 PM | Tài chính quốc tế

“Apple hút máu”, “Apple chặt chém”, “Apple móc túi” … người dùng mạng xã hội đang biến Apple thành trò cười, nhưng Apple mới chính là người cười cuối cùng?

Tiếng thở dài tại WWDC

Được chào đón bằng một tràng pháo tay tại Hội nghị Các nhà phát triển Toàn cầu Apple (WWDC 2019), John Ternus - Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật phần cứng Apple, đã sẵn sàng làm thế giới bất ngờ như Steve Job khi xưa.

Suốt 20 phút trước, hàng loạt chuyên viên Apple đã ra sức "mê hoặc" người dùng về tính năng đột phá mới của Mac Pro – cỗ máy trạm mạnh nhất của Apple, và Pro Display XDR – màn hình 32 inch 6K có khả năng tái tạo 1.073 tỉ màu với dải màu 10 bit chân thực.

Nhiệm vụ của Ternus là "chốt" mức giá cho 2 sản phẩm "chấn động" kia.

Lần lượt là 6.000 USD cho mẫu Mac Pro cơ bản nhất và 5.000 USD cho màn hình Pro Display XDR, giá cao hơn hẳn nhu cầu phổ thông, nhưng với Apple, đắt là chuyện đương nhiên, cả hội trường vì thế vẫn háo hức tán thưởng.

Tuy nhiên, màn hình Pro Display XDR lại… không bán kèm giá đỡ. Cả hội trường dường như chết lặng, đâu đó là tiếng thở dài với slide thuyết trình tiếp theo.

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 1.

1.000 USD cho… kệ đỡ màn hình, mức giá không thua kém gì mẫu iPhone XS mới ra mắt. Hàng loạt tiếng trao đổi hốt hoảng có thể nghe được qua đoạn video trực tuyến, Ternus dường như cũng nhận ra "sự cố" nhưng đã quyết tâm hoàn tất phần trình bày của mình.

Giá đỡ "Pro Stand" kết nối với màn hình Pro Display XDR bằng nam châm, có khả năng xoay màn hình theo phương dọc và ngang, thay đổi góc nhìn linh hoạt… với mức giá 1.000 USD.

Nếu không đủ khả năng để mua "Pro Stand", Apple cũng bán "giá treo chuẩn VESA" với giá 200 USD.

Ngay lập tức, Apple trở thành một đề tài bị chế nhạo khắp mạng xã hội, từ Twitter, Reddit đến Facebook.

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 2.

Hình ảnh chế giễu Apple xuất hiện khắp nơi

"Apple hút máu", "Apple tội phạm", "Giá đỡ gì đến 1.000 USD" … thông tin về mẩu phụ kiện kia nhanh chóng lấn át tất cả những tính năng nổi trội được công bố.

Với Apple, đẹp là tất cả?

Đối với phe chỉ trích, Apple một lần nữa đi theo con đường "hút máu" với những sản phẩm giá tiền vượt ngoài tiện ích.

Chẳng hạn như MacBook Pro, đã 4 năm kể từ khi Apple công bố tính năng Touch Bar cho dòng sản phẩm cao cấp này, nhưng nó vẫn chưa thuyết phục được người dùng vì đem lại nhiều bất tiện cho thao tác hằng ngày.

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 3.

Touch Bar - một tính năng "khó xài" trên MacBook

Đa phần người dùng Macbook vẫn phải kiểm tra lại nhiều lần trước khi sử dụng Touch Bar. Vì được thay đổi liên tục ứng với các phần mềm đang mở, tính năng Touch Bar trở nên cực kỳ khó nhớ, khác hẳn với các phím bấm cơ học còn lại.

Được thiết kế với mục tiêu gia tăng hiệu quả cho người dùng, nhưng Touch Bar chỉ làm họ chậm thêm.

Vẫn nói về MacBook Pro, dù là dòng sản phẩm máy tính cá nhân cao cấp, nhưng trên máy chỉ có đúng một cổng USB-C và một cổng tai nghe, không có chỗ cho HDMI, Internet, thẻ nhớ… Người dùng muốn thuận tiện hơn khi sử dụng luôn phải chuẩn bị sẵn một "dongle" kết nối.

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 4.

Muốn xài Macbook? Phải có phụ kiện trước đã

Trong khi đó, Dell, HP và cả Lenovo liên tục cải tiến những mẫu laptop cao cấp của mình với thiết kế ngày càng mỏng và hiện đại, nhưng vẫn giữ được đầy đủ cổng kết nối cần thiết.

Và sao quên được chiếc Mac Pro "thùng rác", quá tập trung vào việc thiết kế một sản phẩm "đẹp và độc đáo", Apple hoàn toàn quên mất nhu cầu nâng cấp và tản nhiệt của người dùng.

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 5.

Sản phẩm này tệ đến mức Apple phải đứng ra xin lỗi người dùng về quyết định của mình, hứa hẹn sẽ "đền bù thỏa đáng" với mẫu Mac Pro tiếp theo.

Quay trở lại năm 2019, Mac Pro mới đã xuất hiện với thiết kế "kinh điển", nhưng "lời hối lỗi" của Apple có mức giá khởi điểm 6.000 USD và có thể lên đến 50.000 đến 60.000 USD nếu như người dùng muốn "max" tất cả cấu hình.

Mục tiêu của Apple

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 6.

Nếu vẫn chưa hết bàng hoàng với một máy trạm (Workstation) giá trị lên đến cả tỷ đồng, thì bạn nên tham khảo những bộ máy "khủng" nhất của Dell hay Lenovo, vì mức giá trên không hiếm như bạn tưởng.

Tương tự như thế, Màn hình "Pro Display XDR" giá 5.000 USD cũng không nhắm đến người dùng phổ thông, vì thị trường này đã trở nên bão hòa với hàng loạt thương hiệu giá rẻ Trung Quốc.

"Pro Display XDR" nhắm đến phân khúc Màn hình đối chiếu (Reference display) với mức giá có thể lên đến 45.000 USD.

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 7.

Hai màn hình đối chiếu giá 35.000 USD và 45.000 USD của Flanders Scientific

Khi vừa được công bố, trang web Apple Insider đã ngay lập tức tràn ngập bình luận, song song với "Tim Cook nên bị sa thải" là những liên hệ đặt hàng, mong muốn sở hữu ngay những sản phẩm "cắt cổ" kia càng sớm càng tốt.

Đó chính là nhóm khách hàng tiềm năng mà Apple nhắm tới, các hãng phim, trò chơi, âm nhạc, bộ quốc phòng, NASA, nhà khoa học … những người mong muốn sở hữu một màn hình chân thực 100%. Tất cả đều cảm thấy háo hức khi Apple cuối cùng cũng tung ra sản phẩm mà họ mong muốn.

Nhiều nhất trong số đó là những hãng thiết kế nhỏ, với một bộ Mac cơ bản khoảng 12.000 USD, họ có thể sử dụng liên tục ít nhất là 5 năm trở nên, đồng nghĩa với tiêu tốn chỉ 6 – 10 USD mỗi ngày.

Kết luận

Bán màn hình không kèm kệ đỡ giá 5.000 USD, riêng kệ bán giá 1.000 USD, Apple đang hút máu hay thử sức chịu đựng của người dùng? - Ảnh 8.

Trong thâm tâm những người đang chế giễu Apple, ai cũng biết rằng đây là những sản phẩm không dành cho họ, hàng loạt tập đoàn và công ty đang và sẽ sẵn sàng "vung tiền" để sở hữu bộ máy "cắt cổ" kia, và đó chính là điều mà Apple hướng tới.

Apple trở thành tập đoàn giá trị nhất thế giới vì họ luôn hiểu khách hàng muốn gì và khách hàng sẵn sàng chi bao nhiêu tiền, đợt ra mắt vừa qua một lần nữa chứng minh khả năng trên.

Không chỉ thế, những bài đăng căm ghét hay châm chọc lại góp một tay quảng cáo các sản phẩm "cắt cổ" trên, khiến kẻ thắng cuộc sau cùng vẫn chỉ là Apple mà thôi.

Theo Thanh Sang

Trí thức trẻ

Trở lên trên