Bán xăng cho phụ nữ là "tội ác": Định kiến và sự thật sau những con số
Nhiều người cho rằng phụ nữ lái xe sẽ ẩu hơn nam giới và gây ra tai nạn nhiều hơn nếu để họ lái xe. Thế nhưng, những con số thống kê cho thấy điều ngược lại.
- 19-10-2018Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam để bình đẳng?
- 11-05-2018Diễn đàn Asean Sei-Katsu-Sha: Góc nhìn mới về bình đẳng giới trong gia đình, mở rộng hướng tiếp thị đến các cặp vợ chồng
- 18-03-2018Tín hiệu bình đẳng giới đang tốt lên tại Việt Nam nhìn từ nữ tỷ phú Forbes Nguyễn Thị Phương Thảo
Tại sao phụ nữ là thiểu số phía sau vô lăng?
Các nhà kinh tế tại Đại học Stanford và Đại học Chicago đã thực hiện một nghiên cứu về sự bình đẳng lương giữa nam và nữ. Nghiên cứu lấy trường hợp thực nghiệm là lực lượng lao động của Uber. Sau khi theo dõi 1,8 triệu tài xế (Uber X và Uber Pool) trên toàn nước Mỹ từ tháng 1/2015 đến tháng 3/2017, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trung bình các tài xế nam kiếm được nhiều hơn 7% so với tài xế nữ. Và số lượng tài xế nữ chỉ chiếm vỏn vẹn 27% tổng số.
Có rất nhiều lý do khiến tài xế nữ giới bị đánh giá thấp hơn tài xế nam giới. Thứ nhất là vì họ bị cho là có kỹ năng lái xe kém hơn nam giới, khả năng ghi nhớ và tìm đường cũng không tốt như nam giới. Thứ hai là vì tài xế nữ thường không hoạt động được trong các khung giờ như đêm muộn hoặc rạng sáng vì nhiều lý do, ví dụ như lý do gia đình.
Ở Saudi Arabia, trước đây phụ nữ thậm chí còn bị cấm lái xe, chứ chưa nói đến việc có được hành nghề tài xế hay không. Mãi đến tháng 6/2018 lệnh cấm này mới được gỡ bỏ.
Bán xăng phụ nữ có thực sự là tội ác?
Theo một nghiên cứu giao thông ở thành phố New York, 80% các vụ tai nạn ô tô làm chết hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho người đi bộ gây ra bởi các tài xế là nam giới. Theo một nghiên cứu của Quality Planning, một công ty thống kê bảo hiểm, các tài xế nữ cũng ít có khả năng bị phát hiện lỗi hơn 27% khi gặp tai nạn. Cơ bản, họ chỉ gặp vận đen mà thôi!
Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ thống kê, tài xế nam có liên quan đến 6,1 triệu vụ tai nạn (40.000 người tử vong) trong năm 2007. Trong khi đó, con số này ở phụ nữ chỉ là 4,4 triệu vụ (14.000 người tử vong).
Công ty bảo hiểm Confused.com của Anh báo cáo, trong số gần 600.000 vụ vi phạm giao thông ở Anh và xứ Wales, 79% trong số đó là do nam giới gây ra - gần gấp 4 lần so với phụ nữ.
Tại Việt Nam, theo Báo cáo Trật tự An toàn giao thông Quý I của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong số 2.800 vụ tai nạn giao thông được thống kê ngẫu nhiên phân tích thì có tới 85% trong số đó là do nam giới gây ra.
80% số ca tai nạn giao thông tử vong cũng được gây ra ở nam giới, tỷ lệ này gấp 4 lần so với phụ nữ. Tỷ lệ nam giới tham gia giao thông khi đã "quá chén" để xảy ra tai nạn cũng lên đến 40%. Báo cáo cũng giải thích, nam giới có xu hướng thực hiện nhiều hành vi nguy cơ gây ra tai nạn giao thông nhiều hơn phụ nữ như: nhắn tin, gọi điện thoại trong lúc lái xe, đi sai làn, chạy quá tốc độ, và sử dụng các loại chất kích thích.
Rõ ràng tỷ lệ gây tai nạn và tai nạn nghiêm trọng ở tài xế nam là cao hơn hẳn so với tài xế nữ, nhưng định kiến về việc phụ nữ lái xe vẫn còn rất lớn trong suy nghĩ của cộng đồng. Các doanh nghiệp vận tải và vận chuyển cũng ưu tiên tuyển lao động là nam giới thay vì nữ giới. Nếu phụ nữ tham gia lao động trong ngành này cũng có khả năng gặp nguy hiểm về việc bị quấy rối cao hơn.
Ngày nay, phụ nữ đã có thể tham gia vào ngành dịch vụ vận chuyển nhiều hơn nhờ có các ứng dụng gọi xe như Grab, GoViet và mới đây là BE, các dịch vụ giao hàng như Aha Move, Delivery Now. Giờ đây đã có sự xuất hiện nhiều hơn của các tài xế nữ, shipper nữ chứ không chỉ là thấp thoáng bóng dáng như trước. Kỳ vọng trong tương lai, nền kinh tế chia sẻ sẽ giúp làm giảm bớt phần nào định kiến về giới tính trong thị trường lao động để phụ nữ có thể được tiếp cận tốt hơn với cơ hội việc làm trong xã hội.