Bằng chứng lý giải tại sao "Hạn chế tiếp xúc xã hội" là bước cực kỳ quan trọng để cứu thế giới khỏi đại dịch Covid-19
Hiện tại, chúng ta chưa có vaccine đủ an toàn và hiệu quả, cũng chưa biết đâu là phương thuốc điều trị tốt để giải quyết Covid-19. Thiếu đi cả hai điều trên, lựa chọn tốt nhất cho chúng ta bây giờ là phòng ngừa.
- 27-03-2020BS Trần Văn Phúc cảnh báo: Tiệt trùng khẩu trang bằng quay lò vi sóng không đủ an toàn!
- 26-03-2020PGS.TS Lê Thị Anh Thư: Chưa chứng minh được buồng khử khuẩn toàn thân di động có an toàn hay không
- 26-03-2020Covid-19 nguy hiểm cả với người trẻ: Chia sẻ của một bác sĩ tuyến đầu cho thấy nó tàn phá phổi người bệnh như thế nào
Thời điểm cuối Thế chiến I, đã có một dịch bệnh hết sức kinh khủng lan tỏa ra thế giới, mang tên "cúm Tây Ban Nha". Căn bệnh ấy đã khiến hơn 1/4 dân số thế giới lây nhiễm, ước tính lượng người tử vong là 50 - 100 triệu, và cũng là một trong những đại dịch chết chóc bậc nhất lịch sử loài người.
Giữa đại dịch, các thành phố ở Mỹ đã có những phản ứng trái ngược nhau. Tháng 9/1918, một số nơi lên kế hoạch diễu hành để quảng bá cho trái phiếu tự do, được bán để lấy vốn hỗ trợ cho chi phí chiến tranh ở châu Âu. Tại Philadelphia (bang Pennsylvania) - nơi vốn đã có 600 binh sĩ nhiễm virus cúm, chính quyền thành phố vẫn quyết định tiến hành sự kiện này. Trong khi đó, thành phố St. Louis (Missouri) thì hủy bỏ, đồng thời ban hành yêu cầu giới hạn tụ tập nơi công cộng xung quanh thành phố.
1 tháng sau, Philadelphia có 10.000 tử vong, còn tại St. Louis chỉ có 700 nạn nhân mà thôi.
Sự quan trọng của "Giãn cách xã hội" trong dịch bệnh
Cuộc diễu hành trên không phải lý do duy nhất khiến tỉ lệ tử vong giữa 2 thành phố chênh lệch nhiều đến vậy. Số liệu ấy thực chất nói lên sự quan trọng của cái gọi là "Giãn cách xã hội" - social distancing - trong một đại dịch là như thế nào.
"Giãn cách xã hội nghĩa là tạo ra một khoảng cách với 2 hoặc nhiều người khác, nhằm ngăn hoặc giảm khả năng virus lan truyền," - trích lời Arindam Basu, phó giáo sư dịch tễ và sức khỏe môi trường tại ĐH Canterbury, New Zealand.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học PNAS đã phân tích tình hình một số thành phố tại Mỹ năm 1918 cho thấy, những nơi ban hành lệnh cấm tụ tập, đóng cửa rạp phim, trường học và nhà thờ từ sớm có tỉ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều.
Hơn 100 năm qua đi, thế giới thêm lần nữa phải đối diện với một đại dịch khác: Covid-19 từ virus corona SARS-CoV-2. Ngày nay, dân số thế giới đông hơn năm 1918 tới 6 tỉ người. Nhưng dù Covid-19 khác với cúm Tây Ban Nha - cả về định nghĩa lẫn tỉ lệ tử vong, bài học về "giãn cách xã hội" vẫn thực sự quan trọng. Bởi đây có thể là biện pháp tốt nhất vào lúc này để chống lại một đại dịch toàn cầu.
"Hiện tại, chúng ta chưa có vaccine đủ an toàn và hiệu quả, cũng chưa biết đâu là phương thuốc điều trị tốt để giải quyết Covid-19," - Basu cho biết. "Thiếu đi cả hai điều trên, lựa chọn tốt nhất cho chúng ta bây giờ là phòng ngừa."
Hạn chế tiếp xúc xã hội khác với cách ly
Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang thử nghiệm một số biện pháp để áp dụng giãn cách xã hội, nhằm làm chậm đi khả năng lây lan của Covid-19. Từ việc ngăn tụ tập đám đông, đóng cửa nơi công cộng, trung tâm giải trí, bar, pub, trường học... cho đến việc phong tỏa cả thành phố và buộc người dân phải ở trong nhà.
Việc tự cách ly tại gia mà nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh đang thực hiện cũng là một hình thức giãn cách xã hội, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt cần phải làm rõ. "Cách ly" vốn là từ để chỉ việc ngăn không cho người đã xác định nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với mầm bệnh ra ngoài phát tán. Còn "giãn cách xã hội" là một biện pháp được áp dụng rộng hơn đến mọi đối tượng, để hạn chế tối đa khả năng dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Cách ly xã hội được áp dụng trên phương tiện công cộng - mỗi người cách xa một khoảng an toàn
Và có những lý do để chúng ta nên tin tưởng rằng giữ khoảng cách xã hội sẽ là một chiến lược quan trọng đối với đại dịch Covid-19 hiện nay.
Theo một nghiên cứu chưa công bố được đăng tải trên CMMID (Trung tâm mô hình toán học các bệnh truyền nhiễm), trung bình 1 người nhiễm virus corona có thể lây bệnh cho 2 - 3 người khi mới bắt đầu dịch bệnh. Thời gian ủ bệnh - từ lúc tiếp xúc cho đến khi có triệu chứng - thường kéo dài trong 5 ngày, có thể lên tới 14 ngày- theo nghiên cứu từ Trung Quốc.
Do thời gian ủ bệnh kéo dài, nếu bạn nhiễm bệnh và tiếp tục giao tiếp xã hội như bình thường, bạn sẽ lây cho ít nhất 2 - 3 người khác - có thể là bạn bè hoặc thân nhân trong gia đình. Những người này lại tiếp tục lây lan, và hệ quả là trong 1 tháng, ít nhất 244 người sẽ nhiễm virus, và trong 2 tháng sẽ lên tới 59604 - với chỉ 1 nguồn duy nhất là bạn.
Nhưng chưa hết! Một số nghiên cứu chỉ ra bằng chứng cho thấy virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người ngay từ khi chưa xuất hiện triệu chứng - còn được gọi là nhóm "truyền nhiễm thầm lặng". Nghiên cứu của chuyên gia Lauren Ancel Meyers từ ĐH Texas, Austin cho thấy, nhóm này có thể chiếm tới 10% các ca nhiễm bệnh hiện nay. Ngoài ra, ước tính khoảng 1% - 3% người nhiễm bệnh sẽ không bộc lộ triệu chứng. Họ dương tính với virus nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường, và dĩ nhiên là chẳng biết để tự cách ly.
Vậy chẳng phải nếu biện pháp "giãn cách xã hội" được áp dụng đủ tốt, virus sẽ không thể lây lan nữa hay sao?
Bài học từ những bi kịch
Hiện tại, đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc công chúng ở nhà, giữ khoảng cách an toàn với nhau có thể làm chậm sự lây lan của Covid-19. Tại Vũ Hán, các nhà nghiên cứu xác định được lệnh phong tỏa đã giúp cho hệ số lây nhiễm (reproducing number) của thành phố từ 2,35 giảm xuống gần đến 1. Được biết khi hệ số này chạm 1, số ca lây nhiễm sẽ ngừng tăng lên, bởi mỗi người bệnh sẽ chỉ có thể truyền nhiễm cho 1 người khác mà thôi.
Mô hình hóa các trường hợp ở Trung Quốc cũng cho thấy kết quả tương tự, khi "giãn cách xã hội" chính là chìa khóa để giảm hệ số lây nhiễm tại cả tỉnh Hồ Bắc. Có thể kết luận, lệnh phong tỏa được đưa ra sớm chừng nào, hệ quả sẽ giảm đi chừng đó.
Một trong những mục tiêu lớn nhất của "giãn cách xã hội", đó là làm sao để "san phẳng" xu hướng - hay hiểu đơn giản là khiến virus lây lan chậm nhất có thể. Ý tưởng ở đây là kéo dài thời gian lây nhiễm ra cộng đồng và đẩy đỉnh dịch về sâu nhất có thể. Làm được như vậy, biểu đồ xu hướng sẽ phẳng hơn, cho nhân loại nhiều thời gian để điều trị bệnh, và cũng giảm được áp lực cho ngành y tế
Biểu đồ cho thấy đỉnh dịch cúm Tây Ban Nha 1918 lên rất nhanh tại Philadelphia, trong khi ở St. Louis thì "phẳng" hơn do có áp dụng cách ly xã hội
Nhưng đưa ý tưởng này ra thực tế như thế nào? Các quốc gia trên thế giới sẽ có những cách tiếp cận khác nhau. Anh là một trong những nước đã cố gắng dự đoán khả năng lây lan của virus, qua một nghiên cứu của ĐH Imperial College London ngày 16/3. Họ sử dụng 2 mô hình giả tưởng với Anh và Mỹ: 1 áp dụng cách ly với các trường hợp nhiễm bệnh, và 1 đòi hỏi giãn cách xã hội với cả cộng đồng.
Kết quả cho thấy, nếu không làm bất kỳ biện pháp gì để ngăn dịch, Anh sẽ phải đối mặt với thảm họa hơn 500.000 người chết, trong khi Mỹ là 2,2 triệu. Nếu áp dụng cách ly với người nhiễm, áp lực cho ngành y tế sẽ giảm tới 2/3 và lượng người chết giảm hơn 1/2, nhưng như vậy vẫn là quá nhiều. Vậy nên, tốt nhất sẽ là chính sách thứ 2 - giãn cách xã hội.
Một số hàng quán nghĩ ra biện pháp hạn chế tiếp xúc với khách hàng
Trước khi báo cáo được công bố, Anh Quốc từng hướng đến biện pháp "miễn dịch cộng đồng" - nghĩa là để dịch bệnh lây lan và tự khỏi, sau đó sản xuất vaccine. Tuy nhiên sau đó, họ đã phải bác bỏ biện pháp này do khả năng lây lan của bệnh là rất nhanh, gây quá tải cho nền y tế và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, chính phủ Anh ban hành biện pháp siết chặt đối với doanh nghiệp và địa điểm công cộng trên phạm vi toàn quốc.
Ý hiện tại là một minh chứng khác về sự quan trọng của việc giữ khoảng cách xã hội. Đất nước hình chiếc ủng có dân số già, các gia đình có xu hướng sinh sống gần gũi hơn. Và hệ quả, Ý nay đã là trung tâm dịch của thế giới và là ổ dịch lớn thứ 2 toàn cầu, với số lượng người tử vong đã cao gấp hơn 2 lần Trung Quốc. Một phần lý do cũng là vì tỉ lệ tử ở người già trên 80 tuổi là quá cao - 14,8%.
Nhưng khi Ý áp dụng giãn cách xã hội, mọi thứ vẫn trở nên khác biệt. Thử so sánh giữa Bergamo và Lodi - 2 thị trấn áp dụng các biện pháp khác nhau khi dịch bệnh nổ ra. Tại Lodi, trường hợp nhiễm virus đầu tiên được xác định vào ngày 21/2, và lệnh siết di chuyển áp dụng chỉ sau đó 2 ngày. Bergamo có ca nhiễm đầu tiên vào ngày 23/2 tại một cộng đồng nhỏ, nhưng chẳng có hành động gì cho đến khi lệnh phong tỏa toàn quốc đưa ra vào ngày 8/3.
So sánh giữa Bergamo (đỏ) và Lodi (xanh) - hai thị trấn với cách tiếp cận dịch bệnh khác nhau
Ngày 7/3, cả hai thị trấn có khoảng 800 ca nhiễm. Nhưng đến ngày 13/3, Bergamo tăng lên tới 2300 trường hợp, trong khi Lodi chỉ là 1.100. Cả hai thị trấn có cùng cấu trúc tuổi trong dân số, với 21% người già trên 65 tuổi.
"Dù Bergamo đông dân hơn Lodi, nhưng ổ dịch ở cả hai nơi có cùng một quy mô và có thể so sánh," - Jennifer Dowd từ ĐH Oxford cho biết.
Theo Dowd, câu chuyện của hai thị trấn này có thể sẽ rất giống với những gì đã xảy ra với Philadelphia và St. Louis năm 1918, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định. Bởi lẽ điều khác biệt nhất ở đây nằm ở số lượng người nhiễm, chứ không phải số người chết.
Nhưng nhìn chung, Dowd cho biết chúng ta có đủ cơ sở để kết luận việc hạn chế tiếp xúc xã hội là có tác dụng. "Chúng ta được chứng kiến những bằng chứng thực tế về sự hiệu quả của phương pháp này."
Dĩ nhiên, việc phải xa lánh cộng đồng, cách xa bạn bè và gia đình là không hề dễ dàng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh khiến nỗi sợ lan ra. Một số nghiên cứu còn chỉ ra hệ quả của việc xa lánh cộng đồng trong thời gian dài, như tăng nguy cơ bệnh tim, trầm cảm, hoặc mất trí nhớ.
Tuy nhiên, khác với năm 1918, giãn cách xã hội không có nghĩa chúng ta không thể liên lạc với nhau nữa. Ngày nay, bạn có đủ phương tiện công nghệ - điện thoại, máy tính, internet... để giữ kết nối với người thân và bạn bè.
Và điều quan trọng nhất là chúng ta nên làm, nếu nó giúp cho những người thương yêu được an toàn.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.
Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.
Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khỏe lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan tỏa lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!
Tham khảo: BBC
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai