Bank of America cảnh báo hiểm họa sau cú phục hồi mạnh nhất trong 2 năm của chứng khoán Trung Quốc
Có lẽ các nhà đầu tư không nên quá vui mừng vì cú tăng điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ năm 2016 trong hai ngày vừa qua, theo ngân hàng Merrill Lynch Bank of America.
- 22-10-2018Kế hoạch khai thác khoản nợ 195 tỷ USD của Trung Quốc có lẽ không hiệu quả như chính phủ nước này mong đợi
- 22-10-2018Giới chức Trung Quốc đang thực sự lo lắng về rủi ro khủng hoảng tài chính?
- 19-10-2018Chứng khoán Trung Quốc tìm thấy sắc xanh sau khi tụt xuống đáy 4 năm
Đà tăng trong 2 ngày liên tiếp của chỉ số Shanghai Composite là sự phục hồi chỉ mang tính ngắn hạn, theo mức tâm lý và không ổn định, David Cui, người đứng đầu chiến lược vốn chủ sở hữu tại Merrill Lynch Bank of America. Các quỹ nhà nước với nguồn tiền dồi dào chưa xuất hiện trên thị trường và sự tham gia của họ sẽ là một phương sách cuối cùng nếu tình hình trở nên rồi tệ hơn, ông nói thêm.
Cui cho hay: "Nếu sự tin tưởng vào thị trường bị mất đi và tiếp tục chứng kiến đà giảm mạnh trong những ngày liên tiếp với mức độ lớn, thì chính phủ có thể sẽ phải trực tiếp can thiệp. Chúng tôi không thể loại trừ kịch bản này vì tâm lý của các nhà đầu tư vẫn ở trạng thái hoang mang và các quy tắc cơ bản vẫn đang xấu dần đi. Việc mua trực tiếp sẽ là phương sách cuối cùng của chính phủ khi họ muốn có cách tiếp cận hướng đến thị trường nhiều hơn."
Sau phiên tăng điểm ngày hôm qua, thì hôm nay, Shanghai Composite đã giảm 0,1% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa.
Tình trạng lao dốc của một trong những chỉ số có diễn biến tệ nhất thế giới - Shanghai Composite
Giới chức Trung Quốc trước đây đã rất nhiều lần hỗ trợ thị trường chứng khoán qua "đội tuyển quốc gia" của các quỹ nhà nước. Các sự kiện quốc gia tầm cỡ lớn, hoặc các giai đoạn có biến động mạnh thường là thời điểm xuất hiện "bàn tay" của nhà nước.
Nhưng thay vì các giao dịch trên quy mô lớn như năm 2015 - khi chính phủ nước này "đứng sau" làn sóng bán tháo 5 nghìn tỷ USD, thì lần này khoản viện trợ lại được chuyển đến các công ty cụ thể cần hỗ trợ thanh khoản.
Mặc dù thị trường chứng kiến hai ngày tăng điểm liên tiếp sau sự "xoa dịu" nền kinh tế và hỗ trợ các khu vực tư nhân đang gặp khó khăn, thi Shanghai Composite vẫn là một trong những chỉ số có diễn biến tệ nhất thế giới sau đợt bán tháo cùng rủi ro chứng khoán cầm cố.
Với hơn 600 tỷ USD cổ phiếu của Trung Quốc được dùng để thế chấp cho các khoản vay, mối lo ngại chính là giá cổ phiếu đi xuống sẽ châm ngòi cho một "vòng xoáy" sụt giá của việc bán giải chấp, Cui cho hay.
Hôm thứ Hai, ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã công bố một kế hoạch hỗ trợ tài chính trái phiếu của các công ty tư nhân, trong khi đó Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc (SAC) cho biết, các công ty chứng khoán đã đồng ý với việc đầu tư 21 tỷ NDT (3,02 tỷ USD) cho một kế hoạch quản lý tài sản nhằm giảm bớt rủi ro chứng khoán cầm cố của các công ty niêm yết.
Cui dự báo về mức đỉnh của Trung Quốc năm 2015 trong 3 tháng trước khi nó diễn ra, thì chỉ số doanh nghiệp Hang Seng đã chứng kiến mức giảm 20% - là mức dự đoán của ông từ tháng 7. Kể từ dự báo đó, chỉ số này đã giảm 1,1%.
Khi quả bong bóng của thị trường chứng khoán Trung Quốc "vỡ tung" vào năm 2015, quỹ "đội tuyển quốc gia" đã mua các chỉ số hạng nặng như các ngân hàng nhà nước và các công ty năng lượng. Thời gian này, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ hơn đang gây áp lực cho thị trường, nhưng chính phủ khó thể mua lại các công ty có rủi ro nhiều hơn với các công quỹ, Cui cho biết.
Các công ty tư nhân sẽ đối mặt với nguy cơ này cao hơn bởi những yêu cầu về tài sản thế chấp của người cho vay khiến họ khó có thể nhận được quỹ, còn các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được cung cấp một đảm bảo sẽ hoàn trả.
Ông nói: "Với đòn bẩy cao trên thị trường chứng khoán và tương lại không vững vàng, tôi khá cảnh giác với những biến động của thị trường. Sự "xoa dịu" chỉ mang tính ngắn hạn."