MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Trung Quốc viết gì về đam mê chơi game của giới trẻ và cơ hội cho ngành công nghiệp thể thao điện từ Việt Nam?

Theo báo cáo do Appota công bố năm 2018, Việt Nam có khoảng 18 triệu người chơi thể thao điện tử vào năm ngoái, và đang có 8 triệu người xem phát trực tiếp các trận đấu ít nhất một lần một tuần.

Đoàn Mạnh An sinh ra để trở thành một bình luận viên thể thao điện tử chuyên nghiệp - một caster. Vài năm trước, mới ra trường với tấm bằng marketing, anh làm việc trong một văn phòng buồn tẻ, chất đống giấy tờ mỗi ngày. Không bao lâu sau, anh nghỉ việc.

"Trong thời gian tuyệt vọng đó, tôi ở nhà, xem stream (phát trực tiếp) Liên minh huyền thoại, và vô tình thấy một tin tuyển dụng diễn viên quảng cáo cho Vietnam Esports TV. Tôi quyết định nắm lấy cơ hội đó", anh nói. "Thời đó, thể thao điện tử ở Việt Nam chưa phổ biến như bây giờ".

Tiến bộ nhanh sau 5 năm, Mạnh An giờ đã là một trong những ngôi sao bình luận thể thao điện tử tại Việt Nam. Một số cuộc thi mà anh ấy tham gia bao gồm Giải vô địch Việt Nam Series A - giải đấu chuyên nghiệp cao nhất dành cho các đội Liên minh huyền thoại tại Việt Nam - và Mid-Season Invitational 2019 gần đây, một giải đấu được tổ chức bởi Riot Games cho cùng một trò chơi vào mùa hè vừa qua.

Mạnh An làm việc cho Vietnam Esports TV với tư cách là một shoutcaster. Anh tường thuật các trận đấu, chuyên về Liên Minh Huyền Thoại. Các trận đấu thường kéo dài tới 35 phút và công việc của Mạnh An là thuật lại cách người chơi chọn đội hình và chiến thuật của họ. Vietnam Esports TV có khoảng 2,95 triệu người theo dõi trên YouTube và đã đạt được khoảng 1,85 tỷ lượt xem, với trung bình 650.000 lượt xem cho mỗi video trên kênh của mình.

Ở Việt Nam, cách đây không lâu, trò chơi điện tử vẫn được xem là trò tiêu khiển, không phải là một nghề nghiệp đúng nghĩa. Ở một khía cạnh nào đó, là một "game thủ", dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, vẫn chưa thực sự được coi trọng.

Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên đang biến niềm đam mê của họ thành một ngành công nghiệp đầy tiềm năng, cho dù là bình luận viên, game thủ hay nhà phát triển. Với sự bùng nổ công nghệ đang diễn ra tại Việt Nam, lĩnh vực này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong tương lai.

Một trong những rào cản lớn nhất mà các bình luận viên và game thủ phải đối mặt là áp lực từ gia đình. Công việc của họ là những thứ rất mới mẻ, mới chỉ xuất hiện trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Với sự ra đời của Hiệp hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam năm 2009 - trò chơi điện tử đã trở thành xu hướng và được công nhận là môn thể thao cạnh tranh. 

Như trường hợp của Mạnh An, và đồng nghiệp Thắng Thép (biệt danh của anh) đã mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các bậc cha mẹ thôi hoài nghi về công việc của mình. Cả hai đều từng bị lôi ra khỏi các "quán nét" vì dành quá nhiều thời gian chơi điện tử khi còn nhỏ. Ngay cả bây giờ, khi đã trở thành các chuyên gia trẻ tuổi làm việc trong lĩnh vực này, Mạnh An và Thắng Thép vẫn chưa hoàn toàn xóa tan sự hoài nghi của cha mẹ họ.

"Mẹ tôi vẫn hỏi tôi có chơi game không. Tôi thường phải nhắc bà ấy rằng giờ đó là công việc của tôi", Mạnh An nói. "Một phần, vâng. Trong thực tế, công việc bao gồm nhiều hơn thế".

Báo Trung Quốc viết gì về đam mê chơi game của giới trẻ và cơ hội cho ngành công nghiệp thể thao điện từ Việt Nam? - Ảnh 1.

"Các bình luận viên không cần phải là người chơi giỏi nhất, nhưng họ cần nắm vững cơ chế của một trò chơi", Thắng nói. "Bạn cần phải thành thạo các thuật ngữ, và bạn cũng phải chơi, để tự khám phá, chứ không phải chỉ để giành chiến thắng. Tôi không cần chuẩn bị nhiều để bình luận cho bất kỳ cuộc thi nào. Nó đến một cách tự nhiên bởi vì tôi đã chơi ở các vị trí khác nhau để tăng kiến ​​thức và sự quen thuộc với các trò chơi".

Khoảng hai năm trước, Mạnh An được mời tham gia một mạng lưới độc quyền trên Facebook Gaming bao gồm gần 500 nhà sáng tạo nội dung liên quan đến trò chơi tại Việt Nam. Facebook là mạng truyền thông xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam và các streamer trên Facebook Gaming đã thu hút hàng triệu lượt xem.

Không có công thức để trở thành một streamer hay caster thành công. Đối với Mạnh An, đó là khiếu hài hước của anh ấy. Đối với Thắng Thép, đó là sự thực tế.

Flappy Bird - được phát triển vào năm 2013 bởi Nguyễn Hà Đông, và đưa game di động của Việt Nam lên bản đồ thế giới. Giờ đây, ngành công nghiệp này đang lớn mạnh hơn bao giờ hết, khi "kỳ lân" duy nhất của Việt Nam là VNG. Các startup tập trung vào game khác trong nước bao gồm Appota, VTC Game và SohaGame. Garena cũng đã hoạt động tại Việt Nam được một thập kỷ. 

Báo Trung Quốc viết gì về đam mê chơi game của giới trẻ và cơ hội cho ngành công nghiệp thể thao điện từ Việt Nam? - Ảnh 2.

Theo báo cáo do Appota công bố năm 2018, Việt Nam có khoảng 18 triệu người chơi thể thao điện tử vào năm ngoái, và đang có 8 triệu người xem phát trực tiếp các trận đấu ít nhất một lần một tuần. 

Với khoảng 51 triệu thuê bao 3G và 4G và khoảng 32,8 triệu game thủ trong nước, Appota ước tính rằng cứ hai người có internet di động ở Việt Nam thì có một người thực sự chơi điện tử trên điện thoại của họ.

Báo cáo của Appota cũng trích dẫn: công ty phân tích trò chơi điện tử và thể thao điện tử Newzoo đã xếp hạng Việt Nam là thị trường game lớn thứ 28 trên thế giới, tăng từ thứ hạng 35 năm 2017. Năm ngoái, ngành trò chơi điện tử và thể thao điện tử của Việt Nam đã tạo ra doanh thu ước tính trên 365 triệu USD.

Chris Tran, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Riot Games Inc., cho biết thị trường Việt Nam mang tiềm năng mạnh mẽ vì khán giả trẻ, các game thủ cạnh tranh và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ. 

Hoàng An

SCMP

Trở lên trên