Bất chấp bị cấm cửa, “vàng đen” của Nga vẫn chảy vào châu Âu nhờ 2 ông lớn này, âm thầm giải cứu hàng triệu tấn nhiên liệu kể từ đầu năm
2 vị khách đến từ châu Âu vẫn đang âm thầm mua hàng triệu tấn nhiên liệu của Nga kể từ đầu năm.
- 28-06-2023Nhờ vào Nga, quốc gia này bất ngờ vượt Nhật Bản xuất khẩu ô tô nhiều nhất thế giới, bán một quý bằng cả năm 2022
- 28-06-2023Mặt hàng này của Việt Nam bất ngờ đắt hàng tại Nga: Xuất khẩu tăng gần 500% trong 5 tháng đầu năm, là ngành hàng Nga có sản lượng đứng thứ 5 trên thế giới
- 18-06-2023Một quốc gia châu Âu bất ngờ tăng nhập khẩu "hạt ngọc trời" của Việt Nam gần 16.000% trong 5 tháng đầu năm
Dữ liệu phân tích của FT cho biết Vitol và Gunvor, 2 trong số các nhà kinh doanh năng lượng lớn nhất thế giới là những khách hàng lớn mua nhiên liệu của Nga sau khi cam kết sẽ giảm mạnh hoạt động kinh doanh với Moscow vào hơn một năm về trước. Cả 2 công ty đều nằm trong danh sách 10 khách hàng lớn nhất của nhiên liệu Nga bao gồm xăng và dầu diesel.
Theo dữ liệu được FT xem xét, Gunvor có trụ sở tại Thụy Sĩ là người mua lớn thứ 8 tính theo giá trị, đã vận chuyển 1 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ trị giá khoảng 540 triệu USD. Còn Vitol là người mua lớn thứ 10, đã vận chuyển khoảng 600.000 tấn trị giá khoảng 400 triệu USD.
Việc kinh doanh nhiên liệu tinh chế của Nga không bị cấm bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây và thậm chí còn được Washington khuyến khích để hạn chế sự gián đoạn nguồn cung, miễn là các thương nhân tuân thủ các hạn chế của phương Tây được áp đặt kể từ khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine vào năm 2022. Biện pháp trừng phạt bao gồm giới hạn giá G7 được đưa ra vào tháng Hai năm nay nhằm tìm cách hạn chế mức giá mà Moscow nhận được đối với các sản phẩm dầu tinh chế của mình.
Tuy nhiên, thách thức trong việc tuân thủ giới hạn giá, kết hợp với rủi ro về uy tín ở châu Âu khi tiếp tục giao dịch với Nga, đã khiến nhiều thương nhân châu Âu, bao gồm cả BP và Shell, ngừng hoàn toàn giao dịch với các dòng chảy của Nga. Vitol và Gunvor đã ngừng kinh doanh dầu thô của Nga.
Tờ khai hải quan của các nhà xuất khẩu là một trong những công cụ cuối cùng còn lại để phân tích dòng chảy thương mại của Nga sau khi Moscow ngừng công bố số liệu thống kê hải quan tổng hợp vào năm ngoái. Dữ liệu cho thấy tổng cộng, 50 công ty đã xuất khẩu tổng trị giá 16 tỷ USD dầu mỏ tinh chế từ Nga trong 4 tháng đầu năm nay.
Gunvor cho biết hồ sơ riêng của họ cho thấy họ đã mua hơn 700.000 tấn trong giai đoạn này với giá trị khoảng 330 triệu USD. Vitol cho biết các tờ khai hải quan không khớp với số liệu nội bộ nhưng từ chối cung cấp dữ liệu của chính mình. Công ty nhấn mạnh họ đang giao dịch ít hơn 100.000 thùng mỗi ngày – cho thấy mức tối đa khoảng 1,5 triệu tấn trong bốn tháng.
Hồ sơ hải quan cho thấy Gunvor và Vitol là những công ty duy nhất thuộc sở hữu của phương Tây vẫn nằm trong số 10 người mua xăng dầu tinh chế hàng đầu của Nga.
Đứng đầu bảng xếp hạng là Litasco, chi nhánh thương mại của Lukoil của Nga. Theo dữ liệu, công ty đã chuyển hầu hết các hoạt động của mình từ Geneva đến Dubai vào năm ngoái và giao dịch hơn 3 tỷ USD nhiên liệu tinh chế của Nga từ tháng 1 đến tháng 4. Công ty lớn thứ hai là Bellatrix Energy Limited, được thành lập tại Hồng Kông vào năm 2020.
Những người mua còn lại là sự kết hợp của các thương nhân do Nga kiểm soát và các công ty ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hồng Kông hoặc Singapore. Như vậy có thể thấy dù bị cấm vận, dầu Nga vẫn có khả năng lách lệnh trừng phạt và chảy tới nhiều quốc gia, thậm chí là cả EU.
Theo Bloomberg, FT
Nhịp sống thị trường