MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất chấp giá than thế giới tăng cao, lợi nhuận quý 3 của doanh nghiệp than vẫn khiêm tốn

Bất chấp giá than thế giới tăng cao, lợi nhuận quý 3 của doanh nghiệp than vẫn khiêm tốn

Đón xu hướng giá than thế giới tăng cao, cổ phiếu của các doanh nghiệp than đều tăng vọt trong 9 tháng đầu năm nay.

Các doanh nghiệp than đã đồng loạt công bố BCTC quý 3/2021 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 với triển vọng khả quan so với cùng kỳ.

Trong đó sau khi sát nhập với Than Tây Nam Đá Mài, Than Cao Sơn có mã niêm yết trên UpCOM đổi từ TCS sang CST. Theo đó số liệu kỳ trước của CST chỉ tính từ 05/08/2020 đến 30/09/2020.

Nhờ sát nhập mà doanh thu của Than Cao Sơn dẫn đầu toàn ngành, quý 3 đạt 2.142 tỷ đồng, 9 tháng đạt 5.752 tỷ đồng.

Tuy nhiên Than Cao Sơn lại là doanh nghiệp than duy nhất báo lỗ trong quý 3. Nguyên nhân thua lỗ được Than Cao Sơn cho biết là do cung độ vận chuyển đất đá quý 3 tăng dẫn đến tăng giá vốn, giảm lợi nhuận. Nhờ lợi nhuận cao trong 6 tháng đầu năm nên lũy kế 9 tháng CST vẫn có lãi sau thuế 50 tỷ đồng - Giữ vị trí lợi nhuận cao nhất sau 9 tháng.

Bất chấp giá than thế giới tăng cao, lợi nhuận quý 3 của doanh nghiệp than vẫn khiêm tốn - Ảnh 1.

Tiếp đó Than Hà Tu cũng có mức tăng trưởng về doanh thu tốt khi quý 3 đạt 1.037 tỷ đồng tăng 120% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn lớn nên lãi sau thuế chỉ còn 2 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đạt 18 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng về lợi nhuận tốt nhất trong quý 3 thuộc về Than Hà Lầm, HLC báo lãi quý 3 hơn 10 tỷ đồng tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ hoàn thành tốt kế hoạch tiêu thụ than do TKV giao.

Ngoài ra Than Cọc Sáu ghi nhận doanh thu giảm mạnh trong quý 3 khi chỉ đạt 292 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn có lãi nhẹ khả quan hơn khoản lỗ tới 16 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung bức tranh doanh thu và lợi nhuận ngành than chưa thực sự tương xứng với lợi thế rất lớn của ngành hiện nay khi mà giá than trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế đã liên tiếp phá vỡ những kỷ lục cũ để đạt những đỉnh cao mới.

Theo SSI Research, giá than nội địa không đồng pha với giá than thế giới do chính sách quản lý giá ở Việt Nam với chỉ 2 đơn vị được phép khai thác và bán than là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc. Theo đó, giá than chỉ điều chỉnh khi có mức tăng lớn về chi phí sản xuất và thường chỉ diễn ra 3 - 4 năm/lần.

Trong năm 2021, mới chỉ có giá than cho sản xuất xi măng điều chỉnh tăng 9% trong tháng 8, còn giá than cho nhiệt điện vẫn giữ nguyên để giảm áp lực cho EVN khi Chính phủ đang yêu cầu hỗ trợ hỗ trợ giá điện trong thời điểm dịch bệnh. SSI Research ước tính giá than năm 2021 dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Về phía nhập khẩu, giá than nhập khẩu của Việt Nam tăng đồng pha với thế giới, với mức tăng trung bình 83% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Bất chấp giá than thế giới tăng cao, lợi nhuận quý 3 của doanh nghiệp than vẫn khiêm tốn - Ảnh 2.

Đáng chú ý đón tin giá than tăng cao, cổ phiếu than đã ghi nhận mức tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nay.

Trong đó nổi bật là giá cổ phiếu NBC của Than Núi Béo đã "phi" từ mức giá 6.400 đồng lên 23.500 đồng tương đương mức tăng gần 267%. Đây là một mức sinh lời không hề nhỏ cho bất kỳ nhà đầu tư nào.

Hay như cổ phiếu than Cọc Sáu (TC6) cũng đạt mức tăng giá cao gấp 3 lần đầu năm từ 5.000 đ/CP lên 15.200 đ/CP. Các cổ phiếu khác như MDC và HLC cũng tăng cao gấp 2 lần đầu năm. Còn lại đều đạt mức tăng giá từ 60% đến gần 100%.

Bất chấp giá than thế giới tăng cao, lợi nhuận quý 3 của doanh nghiệp than vẫn khiêm tốn - Ảnh 3.

Thanh Tú

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên