Bất chấp yêu cầu khẩn thiết của ngân hàng lớn nhất Nga, Trung Quốc vẫn rất thận trọng
Trang tin Sohu (Trung Quốc) ngày 29/12 đưa tin, Alexander Vedyakhin - Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng quản trị của ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank - mới đây tiết lộ rằng, ngân hàng này đang có kế hoạch mở chi nhánh tại Trung Quốc vào cuối năm 2023.
- 31-12-2022Lời thừa nhận mới nhất của Moskva cho thấy "đòn giáng" mới của phương Tây đã bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga?
- 26-12-2022Bất đồng cung cấp dầu cho châu Âu, Nga "ngả vào vòng tay" 1 quốc gia châu Á: Đã có sẵn 1 đường ống, lại tiếp tục thiết kế thêm đường ống khủng thứ 2
- 25-12-2022Trình độ sản xuất lạc hậu, 90% vi xử lý là hàng nhập khẩu, nhưng Nga vẫn không sợ lệnh cấm của Mỹ
Sberbank muốn gấp rút thành lập chi nhánh tại Trung Quốc
Hiện tại, Sberbank đã có văn phòng đại diện tại Trung Quốc, nhưng văn phòng này không cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng.
Ông Vedyakhin cũng cho biết: "Phía Nga đang tích cực liên lạc với phía Trung Quốc về việc thành lập chi nhánh tại Trung Quốc. Một bộ tài liệu lớn đã được gửi đến Trung Quốc. Cơ quan quản lý Trung Quốc rất thận trọng và rất nghiêm ngặt đối với tất cả các tài liệu, yêu cầu một số lượng lớn các tài liệu."
Alexander Vedyakhin - Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng quản trị Sberbank. Ảnh: Sohu
Theo Sohu, trên thực tế, Sberbank đã đưa ra quyết định này ngay từ tháng 9. Ngân hàng này tuyên bố rằng trong tương lai gần, Nhân dân tệ có thể trở thành loại "tiền tệ số một" trên Sàn giao dịch Moscow. Dữ liệu cho thấy, vào năm 2021, tỷ lệ giao dịch bằng Nhân dân tệ giữa Nga và các đối tác chỉ là 3%; nhưng đến năm nay, con số này dự kiến đạt mức 10 - 12%, và năm sau sẽ đạt 20% hoặc cao hơn.
Điều đáng chú ý là ý định thành lập chi nhánh tại Trung Quốc của ngân hàng Nga đa phần đều nhằm mục đích giảm bớt khó khăn cho các nhà đầu tư Nga khi giao dịch tại Trung Quốc. Theo truyền thông Nga, thông thường để thành lập chi nhánh ngân hàng phải mất từ 1,5 đến 2 năm, nhưng hiện phía Nga muốn hoàn thành việc này này trong vòng 1 năm, đủ cho thấy sự cấp bách của họ.
Ngược lại, phía Trung Quốc dường như không vội vàng. Trang Sohu nhận định, mặc dù ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Trung Quốc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính và thị trường tài chính Trung Quốc, nhưng thái độ thận trọng của Trung Quốc thực ra là đương nhiên.
Theo Sohu, khi các ngân hàng nước ngoài vào Trung Quốc, các thủ tục liên quan phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Với việc Nga đang đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây, Trung Quốc cũng phải ngăn chặn mọi “cạm bẫy” có thể xảy ra, không để Trung Quốc chịu thiệt thòi, hoặc để phương Tây “xử lý” Trung Quốc trong giao dịch quốc tế sau này.
Khách hàng của Sberbank xếp hàng rút tiền. Ảnh: Sohu
Mới tháng trước, Dmitry Tulin - Phó chủ tịch thứ nhất của Ngân hàng Trung ương Nga - cũng tiết lộ rằng, "Sberbank chưa có giấy phép ngân hàng ở Trung Quốc". Hơn nữa, các công ty Nga đang gặp khó khăn khi mở tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc đại lục, cũng như ở Hồng Kông và Ma Cao, bởi vì các ngân hàng Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận rủi ro trước các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ, điều có thể gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh quốc tế của Trung Quốc.
Nhân dân tệ trở thành ngoại hối phổ biến nhất ở Nga
Theo Sohu, Ngân hàng Trung ương Nga hiện đang bán USD để ứng phó với lệnh trừng phạt của phương Tây, và có kế hoạch mua Nhân dân tệ trên thị trường ngoại hối. Đồng Nhân dân tệ đã nhanh chóng thay thế đồng USD để trở thành ngoại hối phổ biến nhất ở Moscow.
Ngày 27/12, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cũng tuyên bố rằng, từ năm 2023, Nga sẽ sử dụng đồng Nhân dân tệ để bổ sung cho Quỹ tài sản quốc gia, bởi vì trong số các đồng tiền của các quốc gia thân thiện, đồng Nhân dân tệ có đặc điểm là đồng tiền dự trữ và có mức độ thanh khoản cao nhất trên thị trường ngoại hối trong nước của Nga.
Theo hãng tin Reuters, lượng giao dịch hàng ngày của đồng Nhân dân tệ với đồng Rúp trên Sàn giao dịch Moscow đã từng vượt quá lượng giao dịch của đồng USD với đồng Rúp, và đây là một xu hướng có thể tăng lên trong năm tới.
Người trong ngành ngân hàng Nga nói với Reuters rằng, ngân hàng trung ương của nước này sẽ mua Nhân dân tệ nếu doanh thu ngân sách từ xuất khẩu dầu khí vượt quá 8 nghìn tỷ Rúp vào năm tới. Trên Sàn giao dịch Moscow, Nhân dân tệ là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất.
Theo Reuters, hiện tại, Nga đã nhanh chóng trở thành trung tâm giao dịch Nhân dân tệ ở nước ngoài lớn thứ 4 trên thế giới, trong khi vào đầu năm nay, Nga thậm chí còn không lọt vào top 15. Trong 9 tháng qua, đồng Nhân dân tệ đã thâm nhập sâu rộng vào thị trường và dòng chảy thương mại của Nga.
Reuters nhận định rằng, "sự dịch chuyển tài chính về phía Đông" của Nga có thể là cơ hội để thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; về mặt kinh tế, ngày càng góp phần kiểm soát và cân bằng đồng USD, cũng như hạn chế các nỗ lực của phương Tây nhằm gây áp lực lên Moscow thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Tuy nhiên, theo Reuters, vấn đề nan giải mà Nga không thể phủ nhận là kể từ khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, giá trị của đồng Rúp đã sụt giảm ở mức hai con số, có thể dẫn đến tình trạng lạm phát thảm khốc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân Nga cũng như kết quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nhịp sống thị trường