MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn nằm trong tầm ngắm nhà đầu tư 2021

04-01-2021 - 15:29 PM | Bất động sản

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn nằm trong tầm ngắm nhà đầu tư 2021

Đại dịch Covid-19 đã tác động lên thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng toàn cầu. Tại Việt Nam, mảng thị trường này cũng điêu đứng khi hàng loạt khách sạn, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng phải đóng cửa. Nhưng giới chuyên gia dự báo, chỉ cần kiểm soát dịch thành công, BĐS nghỉ dưỡng sẽ là mảng trỗi dậy nhanh nhất.

Đánh giá về triển vọng thị trường BĐS nghỉ dưỡng 2021, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng mặc dù Việt Nam bị sụt giảm khách quốc tế, nhưng đây vẫn là thị trường cơ hội cho các nhà đầu tư. 

"Chúng ta có tiềm năng rất lớn về du lịch. Thực tế trong trung hạn, với trên 20 triệu khách quốc tế tới Việt Nam mỗi năm có thời gian nghỉ trung bình từ 5 - 7 ngày cho mỗi kỳ nghỉ, khách trong nước khoảng 85 triệu người có thời gian nghỉ từ 3 - 4 ngày, du lịch Việt Nam sẽ còn cần thêm nhiều hơn nữa các dự án đầu tư theo dạng quần thể, tích hợp cả du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm. Cơ hội cho mảng BĐS du lịch trong năm 2021 còn rất nhiều", ông Đính cho biết.

Nhìn ở góc độc khác Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực khẳng định ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh cũng là nguyên nhân khiến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng thời gian qua. Tuy nhiên, về lâu dài, đây vẫn là phân khúc tiềm năng.

"Có 3 lực đẩy cho sự hồi phục của BĐS nghỉ dưỡng. Một là, các bộ ngành và chính quyền địa phương đang thay đổi, điều tiết để cung cầu hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn. Hai là, ngành du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đóng góp khoảng 9,2% GDP và có thể lên đến 12 – 14% GDP vào 2025 như chiến lược phát triển du lịch mà Thủ tướng đã ban hành hồi đầu năm. Ba là, trong và sau dịch bệnh, xu hướng second-home ngày càng trở nên phổ biến hơn. Như vậy, đầu tư kênh này đòi hỏi trường vốn và mức độ kiên trì", ông Lực cho biết.

Để khởi động đường đua mới trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng 2021, ngay từ cuối năm 2020 các chủ đầu tư đang tăng tốc trên những vùng đất mới. Thay vì những thị trường nghỉ dưỡng quen thuộc như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… các địa điểm du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa quá phát triển như Phan Thiết, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình, Hải Phòng… đang được các ông lớn đẩy mạnh đầu tư phát triển.

Tại Phan Thiết- Mũi Né, dự án Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Apec Mandala Wyndham Mũi Né do Apec Group phát triển vượt tiến độ chính thức cất nóc vào 15/12/2020 và dự kiến dự án sẽ hoàn thiện và bàn giao vào đầu năm 2022. Với quy mô  2.912 phòng nghỉ, 5000 m2 bể bơi, chuỗi 129 tiện ích, 3.000 m2 trung tâm hội nghị, 5000 m2 tổ hợp vui chơi trong nhà, sky fall, công viên nước, công viên bùn khoáng, khu vui chơi giải trí nước, Apec Mandala Wyndham Mũi Né sau khi đi vào hoạt động sẽ nằm trong danh sách những Tổ hợp khách sạn có số phòng nhiều bậc nhất châu Á.

Được biết, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né, Tập đoàn Apec cũng thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD cho tổ hợp 5 dự án tại Mũi Né, Phan Thiết trong giai đoạn 2020-2025. Đại diện tập đoàn Apec, ông Phạm Duy Hưng cho biết, 4 dự án sắp được triển khai ại Mũi Né sẽ bổ trợ cho khách sạn Apec Mandala Wyndham Mũi Né với các mô hình vui chơi giải trí đa tiện ích: Công viên băng, công viên thác, công viên ảo thuật…; kết hợp các show diễn thời trang, các show diễn văn hóa, các lễ hội ẩm thực, lễ hội thời trang, lễ hội văn hóa…; cùng các hoạt động trải nghiệm du lịch địa phương tận như các tour lạc đà, đua xe, chuỗi trò chơi bãi biển…

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn nằm trong tầm ngắm nhà đầu tư 2021 - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia BĐS nghỉ dưỡng vẫn nằm trong tầm ngắm nhà đầu tư 2021.

Còn Phú Quốc, toàn dự án Grand World Phú Quốc cũng đang hoàn thiện những hạng mục cuối và chuẩn bị đưa vào hoạt động bắt đầu tư quý 1/2021. Được biết, Grand World Phú Quốc là tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ nằm kế cận tổ hợp Corona Casino & Resort Phú Quốc, Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Land, Safari (Gành Dầu, Phú Quốc, Kiên Giang). Dự án do Công ty New Vision làm chủ đầu tư, có quy mô 85ha, gồm các loại sản phẩm: shop, condotel và mini hotel.

Ở phía Bắc, sau gần 1 thập kỷ bất động, siêu dự án Cát Bà Amatina (Hải Phòng) cũng đã chính thức được tái khởi động vào tháng 11/2020. Dự án có tổng diện tích 172,38 ha, tọa lạc tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 10.941 tỷ đồng và dự kiến sẽ nâng lên tới 1 tỷ USD. Cát Bà Amatina được xem là một trong những dự án đô thị du lịch lớn và quy mô nhất miền Bắc. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2025 với chuỗi resort nghỉ dưỡng đẳng cấp, những khu biệt thự mặt nước và cụm biệt thự đảo, các khu khách sạn, condotel 5 sao.

Ngoài những dự án này, nhiều doanh nghiệp BĐS lớn cũng đang âm thầm gom quỹ đất chuẩn bị cho năm 2021 bứt phá mạnh mẽ tại hàng loạt vùng đất mới như Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.... Tại Hòa Bình, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng đang rục rịch triển khai  đại dự án 450ha, Tập đoàn Sungroup với dự án trên đỉnh Viên Nam, T&T Đà Bắc với quy mô lên đến nghìn ha. Tiếp đó là Tập đoàn Geleximco với hai dự án lớn, Tập đoàn FLC cũng góp mặt vào BĐS nghỉ dưỡng Hòa Bình với 2 đại dự án. Apec Group cũng chuẩn bị triển khai khu nghỉ dưỡng suối nước nóng tại đây.

Đánh giá về thị trường BĐS nghỉ dưỡng 2021, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc có tiềm năng rất lớn. Sự trầm lắng của thị trường trong thời gian qua cũng đã dần loại bỏ những nhà đầu tư chộp giật, ngắn hạn, đầu tư lướt sóng. Hướng đến sự đầu tư dài hạn, bền vững. Các chủ đầu tư muốn bán được hàng đòi hỏi phải có những dự án đồng bộ, đa dạng, đầy đủ tiện ích. Các dự án mở bán trên thị trường cũng đã qua giai đoạn thanh lọc.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, bất động sản nghỉ dưỡng là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư. Đáng chú ý, theo ông Hà, trong các phân khúc nghỉ dưỡng, condotel còn nhiều tiềm năng phát triển. Vì đây là một mô hình khá tốt, giúp huy động được vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để có thể xây dựng các khu đô thị nghỉ dưỡng lớn để thu hút khách. Nếu không có nguồn vốn này khó phát triển các đại đô thị All – in – one về du lịch nghỉ dưỡng. Chính phủ và các Bộ ngành đang hoàn thiện pháp lý cho mô hình condotel. 

Thanh Ngà

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên