Bất động sản Thanh Hóa vẫn “trượt dài” trong ảm đạm, đất cắt lỗ 30% vẫn ế
Thị tường bất động sản Thanh Hoá hiện vẫn đang trong bức tranh trầm lắng. Nhiều khu vực ghi nhận giá đất giảm sâu, cắt lỗ cao.
Hơn 2 năm trước, Thanh Hoá từng là điểm nóng trên thị trường bất động sản khi giá đất tăng biến động mạnh. Thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam từng chỉ ra rằng, chỉ trong ngắn hạn, từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, giá đất nền nhiều khu vực ở Thanh Hoá tăng trung bình 40-60%. Nhà đầu tư khắp nơi đổ về đây mua đất. Cơn sốt cục bộ đã khiến nhiều mảnh đất sang tay nhanh chóng với mức giá chênh từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.
Giá đất mặt bằng đô thị, ven biển Thanh Hóa dao động ở ngưỡng 12-15 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2, cao gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, có những lô đất ven biển Sầm Sơn, mức giá tăng gấp 4-5 lần so với 5 năm trước.
Tình trạng sốt đất tại Thanh Hoá còn kéo dài tới đầu năm 2022 tại loại hình như nhà ở, shophouse, đất nền đấu giá, đất nền dự án đô thị, đất trong thôn, xã của người dân… Đặc biệt, đối với căn hộ nhà ở xã hội hay đất nền đấu giá hoặc nhà phố thương mại, đây là loại hình ghi nhận mức độ quan tâm lớn của nhà đầu tư.
Nguyên nhân của tình trạng sốt cục bộ tại thị trường bất động sản Thanh Hoá được cho là do các dự án mới của tập đoàn địa ốc được quy hoạch và phê duyệt ồ ạt cùng hạ tầng giao thông được đầu tư.
Một số ông lớn đổ bộ vào Thanh Hoá có thể kể tới như Tập đoàn Sun Group, Flamingo, Tập đoàn T&T, Sao Mai, Đất Xanh Miền Bắc, Tecco, Mường Thanh, BRG, TNG, Danko, Xuân Thiện, May - Diêm Sài Gòn, Sacoland, A&T Việt Nam…với đề xuất đầu tư dự án quy mô lớn.
Song cùng với thời điểm ảm đạm của thị trường bất động sản cả nước, giao dịch bất động sản tại Thanh Hoá bắt đầu giảm mạnh. Những thương vụ đấu giá tại Thanh Hoá vắng bóng nhà đầu tư. Thậm chí nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận cắt lỗ tới 40-50% để thoát hàng.
Tuy nhiên, hơn một năm nay, trường bất động sản Thanh Hoá vắng bóng nhà đầu tư. Nhiều người chấp nhận cắt lỗ tới 40-50% để thoát hàng. Tuy nhiên, dù cắt lỗ 50%, nhiều lô đất nền vẫn khó giao dịch.
Theo báo cáo tại kỳ họp thường kỳ tháng 10/2023 tỉnh Thanh Hóa, thị trường bất động sản tỉnh này vẫn còn gặp khó khăn. Các giao dịch ít hẳn, các sản phẩm như đất nền, nhà phố giảm giá từ 20 - 30% nhưng không bán được. Không ít công ty xây dựng, kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch, văn phòng môi giới bất động sản tại Thanh Hóa đối diện với nguy cơ phá sản, đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động.
Một lãnh đạo sàn giao dịch bất động sản thành phố Thanh Hoá cho biết, sau gần 1 năm thị trường doanh nghiệp hầu như không có giao dịch nào. Mỗi tháng trôi qua, công ty phải chi trả nhiều khoản chi phí để duy trì vận hành bộ máy trong khi vẫn chịu áp lực dòng tiền cho các khoản lãi vay ngân hàng, đáo hạn thanh toán ngân hàng cùng với các chi phí như lương, hoa hồng môi giới. Bên cạnh đó, việc thiếu mặt bằng đấu giá mới, dự án đô thị mới tung ra thị trường càng khiến cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trở nên khó khăn hơn, không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lao đao, phá sản...
Nhịp sống thị trường