Chuyên gia "hiến kế" huy động nguồn vốn mới cho thị trường BĐS
"Vấn đề vốn cho phát triển thị trường BĐS Việt Nam luôn cần tới các giải pháp phù hợp. Khi đất đai dễ tiếp cận, vốn dễ tiếp cận, chi phí sử dụng vốn thấp chính là điều kiện cần để hạ giá thành hàng hóa BĐS ở Việt Nam", giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết.
- 31-01-2015G.S Đặng Hùng Võ: Tác động từ chính sách và những vấn đề của BĐS Việt Nam
- 04-11-2014G.S Đặng Hùng Võ: "Bất động sản vẫn có cơ hội lớn"
- 20-10-2014GS Đặng Hùng Võ: “Ai để khung giá đất thấp sẽ là tội nhân”
-
Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay không chỉ rơi vào trầm lắng, không có giao dịch mà còn có những khó khăn hơn thị trường của 10 năm trước đây
Sáng nay (23/3), Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường BĐS 2016” đã được báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Tại hội thảo, Giáo sư Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường đã phân tích các luồng vốn đầu tư cho thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian qua và khuyến nghị các giải pháp vốn ít rủi ro hơn và có thể tạo độ bền vững thị trường cao hơn.
Theo ông Võ, hiện nay thị trường BĐS sủ dựng chủ yếu 5 luồng vốn đầu tư bao gồm: Vốn tự có của các nhà đầu tư trong nước; Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI); Vốn do nhà đầu tư dự án huy động trực tiếp từ người mua BĐS thông qua cơ chế phân chia lợi ích kinh doanh hoặc cơ chế mua bán nhà hình thành trong tương lai; Vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; Vốn huy động từ thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Võ, thị trường BĐS Việt Nam chưa tạo được luồng vốn đầu tư ổn định, trong khi vốn tự có của các doanh nghiệp BĐS không cao. Để giải quyết vấn đề này, ông Võ đưa ra 2 giải pháp mới về vốn cho thị trường BĐS là Chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS và cho phép thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài.
"Ở các nước, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS là một giải pháp có sức sống khá mạnh. Ngoài việc các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, hình thức niêm yết dự án đầu tư cũng đã được áp dụng. Ở Việt Nam, cơ chế mua bán BĐS hình thành trong tương lai có thể chuyển sang niêm yết theo dự án và trả BĐS theo số lượng cổ phiếu", ông Võ cho biết.
Cũng theo ông Võ, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào thị trường BĐS là một giải pháp đã có khung pháp luật nhưng vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là giải pháp tốt trong hoàn cảnh thị trường BĐS đã phục hồi trở lại.
Một hình thức cũng khá hiệu quả là thành lập các quỹ tín thác đầu tư BĐS để thu nhận vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó đầu tư vào kinh doanh BĐS. Khung pháp luật về quỹ đầu tư BĐS đã được hình thành ở mức độ Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Ông Võ cũng đưa ra kiến nghị cho phép thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài để tạo ra nguồn vốn mới cho thị trường BĐS. "Đây là cách thức tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn tại những ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn", ông Võ đánh giá.
Tuy nhiên, ông võ cũng bày tỏ sự nuối tiếc khi nguồn vốn này vẫn chưa được pháp luật chưa cho phép, mặc dù pháp luật đã cho phép người nước ngoài được mua và kinh doanh nhà ở tại Việt Nam. Cơ chế người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam và cơ chế BĐS ở Việt Nam được thế chấp tại ngân hàng nước ngoài chỉ là 2 mặt đối ngẫu của cùng một vấn đề.