MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngăn chủ đầu tư ‘tay không bắt giặc’

25-10-2014 - 07:39 AM | Bất động sản

Phải xây dựng các chế định để bảo vệ người dân khi góp vốn mua nhà trong tương lai, không để chủ đầu tư mang tiền dân góp đi làm việc khác.

Đó là ý kiến được đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Du Lịch (TP.HCM) nêu ra trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 24-10 về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi. Theo đó, ông Lịch đề nghị phải xây dựng các chế định để bảo vệ người dân khi góp vốn mua nhà trong tương lai, không để chủ đầu tư mang tiền dân góp đi làm việc khác.

Lừa dân, lừa cả Nhà nước

Theo ĐB Đỗ Văn Đương - Thường trực Ủy ban Tư pháp của QH, thực tế có nhiều chủ đầu tư thu tiền của dân nhưng nhà lại không làm, rồi tiền thuế cũng không nộp cho Nhà nước. “Như thế là vừa lừa dân, vừa lừa Nhà nước, đại lừa rồi! Đối với hành vi này cần phải truy tố, xử lý hình sự chứ không thể xử lý hành chính, phạt tiền được. Có mạnh dạn như thế thì mới ngăn chặn được hành vi lừa đảo, chụp giật trong kinh doanh bất động sản” - ông Đương nói.

Tán thành với ý kiến trên, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho hay dự thảo luật hiện mới chỉ nói cấm chiếm dụng vốn trái phép, sử dụng vốn đúng mục đích cam kết nhưng nếu như hợp đồng cam kết không ghi thì sẽ vẫn có lỗ hổng cho người ta lợi dụng chiếm tiền của người dân. Ông Lịch đề nghị phải bổ sung các chế định để Nhà nước bảo vệ người dân.

“Ví như khi góp vốn để mua nhà, thuê nhà ở hình thành trong tương lai thì bắt buộc tiền góp phải được ký gửi ở một ngân hàng do chủ đầu tư quy định ghi trong hợp đồng. Tiền ký gửi chỉ được giải ngân để thực hiện công trình mà người ta góp vốn, cấm sử dụng vào mục đích khác. Người góp vốn và đại diện góp vốn có quyền yêu cầu ngân hàng chủ đầu tư sử dụng minh bạch tiền của họ” - ông Lịch nói và cho hay ở các nước người góp vốn nhờ luật sư giám sát số tiền này rất chặt, nếu mang tiền đó đi làm việc khác thì sẽ xử lý tội hình sự ngay.

Băn khoăn thời điểm chuyển quyền sở hữu

Về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà được quy định trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay bên cạnh ý kiến đồng tình với quy định trong dự thảo là thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, thuê mua nhà ở thì cũng có nhiều ý kiến không đồng tình.

Cụ thể các đại biểu cho rằng thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm việc giao dịch nhà ở được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định như trên mới phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai năm 2013.

“Cái xe còn phải đăng ký chính chủ huống hồ cái nhà. Nguyên tắc bao nhiêu đời nay như vậy, tại sao phải thay đổi. Qua thảo luận luật dân sự vấn đề sở hữu quan trọng, tại sao không để Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định về những giao dịch dân sự như thế này mà lại tách ra làm riêng, bất chấp Bộ luật Dân sự. Tôi đề nghị sở hữu bất động sản cần để Bộ luật Dân sự quy định, không thể bộ luật nào ra thì tách riêng làm của mình” - ông Lịch nói.

Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng việc chuyển quyền sở hữu như trong dự thảo là quá linh hoạt sẽ làm mất hết đi những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự. “Có một nguyên tắc luật con không trái với luật lớn. Bộ luật Dân sự thiết chế nền tảng nguyên tắc của một quốc gia nên phải điều chỉnh các quy định trong Luật Nhà ở theo Bộ luật Dân sự” - ông Nghĩa kiến nghị.

Bộ trưởng không nên làm chủ tịch quỹ


Đề cập đến quy định lập quỹ phát triển nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở, ĐB Trần Du Lịch bày tỏ thẳng thắn sự không tán thành với quy định trên. “Tôi cũng không tán thành với phương án giao bộ trưởng Bộ Xây dựng làm chủ tịch quỹ phát triển nhà ở xã hội. Bởi đã làm bộ trưởng thì công việc rất nhiều nên không thể làm thêm chức vụ trên được” - ông Lịch nêu chính kiến.


Theo ông Lịch, chính quyền địa phương phải là nơi trực tiếp lo nhà ở cho dân chứ không phải là Bộ Xây dựng. Chính phủ phải hỗ trợ người dân để địa phương làm nhà ở chứ không nên lập quỹ phát triển nhà ở xã hội ở trung ương do Bộ Xây dựng quản lý.


>>>Đồng ý cho người nước ngoài sở hữu nhà

Dòng sự kiện KỲ HỌP THỨ 8 - QUỐC HỘI KHÓA XIII


NGÀY 24/10


>>> Bảo đảm quyền có chỗ ở của công dân theo Hiến pháp

>>>Đồng ý cho người nước ngoài sở hữu nhà

>>>Ngăn chủ đầu tư ‘tay không bắt giặc’


NGÀY 23/10

>>> Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra tấn của LHQ

>>> Đi tù vẫn phải được hưởng lương hưu

>>>Hoá giải nỗi lo “vỡ” Quỹ Bảo hiểm xã hội


NGÀY 22/10

>> Khó khăn kinh tế đang gây khó cải cách tiền lương

>>> Kiểm toán kiến nghị xử lý tài chính hơn 21.336 tỷ đồng

>>>Nhất trí lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội

>>>41% vụ việc khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần


NGÀY 21/10

>>> Chính phủ cần quyết liệt hơn với tình trạng nợ bảo hiểm xã hội

>>>Đề án đổi mới sách giáo khoa: Không phải kinh phí thấp thì Quốc hội sẽ thông qua

>>>Bộ trưởng Thăng nói về “siêu dự án” sân bay Long Thành

>>>Sáng 21/10: Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

>>>Xử lý nợ xấu: “Ông chủ ngân hàng đã bán ô tô chưa?”

>>>Cán bộ là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng

>>>"Không thể dùng cơ chế để thay thị trường giải quyết nợ xấu"

>>> “Cần tăng cường khả năng chống đỡ các cú sốc bằng công cụ tài chính”

>>>“Việc điều hành lãi suất không hướng về nền kinh tế”

>>>Chưa bổ sung game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB

>>>Đại biểu Quốc hội băn khoăn về khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng


CÁC TIN KHÁC NGÀY 20/10



Theo THÀNH VĂN

ngatt

Pháp Luật TP HCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên