Sắp xây cầu Việt Trì – Ba Vì với tổng vốn hơn 2.000 tỷ theo hình thức BOT
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện theo hình thức BOT (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Thủ tướng cũng đã giao Bộ GTVT thống nhất với UBND Thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ về nội dung dự án.
- 04-02-2015Đề xuất xây đường cao tốc phía nam Hà Nội 4.500 tỷ đồng
- 03-02-2015Sẽ có đoàn xe diễu hành trong lễ thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
- 27-01-2015Xây đường nối Vùng kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình
- 20-01-2015Đường cao tốc Đà NẵngQuảng Ngãi được ứng vốn để GPMB
-Dự án Cầu Việt Trì – Ba Vì có tổng chiều dài 9,5km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2.000 tỷ đồng.
-Dự án cầu Việt trì – Phú Thọ được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đưa vào Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
-Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội vừa thống nhất việc xây cầu Việt Trì - Ba Vì qua sông Hồng, kết nối tỉnh Phú Thọ và Tp.Hà Nội.
Dự án Cầu Việt trì – Phú Thọ có tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu cầu là 9,5km, trong đó chiều dài đường dẫn phía Phú Thọ 0,3km, chiều dài cầu vượt sông 1,7km, chiều dài đường dẫn phía Hà Nội 7,5km.dài khoảng 2,7km và đường dẫn phía Hà Hội khoảng 7,6km.
Hiện đang có hai phương án đầu tư: Phương án A là đặt trạm thu phí trên đường dẫn bờ Hà Nội (không bao gồm nâng cấp, mở rộng và làm mới QL32) và phương án B là đặt trạm thu phí trên QL32 (bao gồm nâng cấp, mở rộng và làm mới QL32;
Đơn vị tư vấn đang đưa ra đề xuất lựa chọn phương án B. Nếu kết hợp với lựa chọn xây cầu 16,5m, đường 12,0m có tổng mức đầu tư khoảng 2.290 tỷ đồng. Nếu kết hợp lựa chọn xây cầu 12m và đường 12m thì tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cũng kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xem xét vấn đề liê quan đến dự án đập dâng đa mục tiêu. Theo đó, tỉnh Phú Thọ đề nghị cho triển khai dự án đập dâng kết hợp với thủy điện và thủy lợi (không kết hợp giao thông vì vào mùa lũ giao thông sẽ không triển khai được).
Dự án hoàn thành sẽ kết nối giao thông thông suốt, thuận tiện giữa khu vực phía Tây Thành phố Hà Nội và Thành phố Việt Trì, kết nối Đại lộ Thăng Long, QL32 với QL32C, QL2, Đại lộ Hùng Vương với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rút ngắn khoảng cách tuyến Đại lộ Thăng Long - thị xã Sơn Tây với Thành phố Việt Trì; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phía Đông Nam TP Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.
Hồi tháng 7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung Dự án đầu tư cầu Việt trì – Ba Vì nối quốc lộ 32 và 32C vào Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đã đồng ý về nguyên tắc việc thực hiện đầu tư xây dựng cầu Việt trì – Phú Thọ theo hình thức BOT.
>>>Đề xuất xây đường cao tốc phía Nam Hà Nội 4.500 tỷ đồng
Thanh Mai
Tài chính Plus