MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất ngờ khi biết danh tính 'thợ săn' mảnh vỡ tên lửa Nga

17-08-2023 - 10:45 AM | Tài chính quốc tế

Không như nhiều người tưởng tượng, 'thợ săn' ở đây không phải là các lực lượng được Nga đào tạo chuyên nghiệp.

Khu rừng Boreal thuộc quận Mezensky, vùng Arkhangelsk ở Nga có rất nhiều tuần lộc hoang dã, chó sói và gà gô. Thế nhưng, trong chuyến đi lần thứ 5 tới khu rừng này, nhiếp ảnh gia Makar Tereshin quyết định theo đuổi một "con mồi" kỳ lạ hơn, đó là tên lửa đẩy Soyuz dài gần 20 mét của Nga.

Tên lửa này đã rơi xuống giữa khu rừng được bao phủ bởi thông và bạch dương vào năm 1989, nó đã nổ tung sau khi được phóng đi từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở Mirny, cách rừng Boreal khoảng 200 dặm về phía nam.

Cơ sở ở Plesetsk được xây dựng vào cuối những năm 1950, trở thành căn cứ tên lửa liên lục địa đầu tiên trên thế giới. Nơi đây đã thực hiện hơn 1.500 vụ phóng tàu vũ trụ từ năm 1966 đến năm 2005, với tuần suất hơn 60 vụ/năm trong những năm 1970.

Phần lớn "rác thải" từ các vụ phóng như tầng thân của tên lửa đẩy, thùng nhiên liệu hay vỏ tên lửa đều rơi xuống các khu rừng và đầm lầy không có người ở của quận Mezensky – nơi các "thợ săn" sẽ tìm kiếm chúng.

Không như nhiều người tưởng tượng, "thợ săn" ở đây không phải là các lực lượng được Nga đào tạo chuyên nghiệp. Trên thực tế, họ chính là những người thu gom phế liệu, chuyên tìm kiếm kim loại từ các mảnh vỡ của tên lửa. Do các quy định nghiêm ngặt nên từ cuối những năm 1980, họ mới bắt đầu làm việc này.

Trò chuyện với nhiếp ảnh gia Tereshin, các "thợ săn" cho biết, trước đây họ dùng rìu để chặt các miếng kim loại ra. Sau đó, một người nảy ra ý tưởng dùng cưa tròn giúp công việc trở nên nhẹ nhàng hơn một chút. Tuy nhiên, tháo dỡ 1 tầng đẩy của tên lửa thôi cũng có thể mất tới 1 tuần.

Sau khi hoàn tất công việc, các "thợ săn" sẽ bán số kim loại thu được – gồm nhôm, vàng, bạc, đồng và titan – để đổi lấy tiền mặt ở Arkhangelsk, hoặc tận dụng chúng để làm hàng rào, máng xối, thậm chí cả phòng xông hơi khô.

Tereshin cho biết, những tác phẩm được tạo ra bằng số kim loại thu được từ mảnh vỡ tên lửa Nga vẫn còn xuất hiện rải rác trong các khoảng sân và một số ngôi nhà ở Mezensky, mặc dù hoạt động thu gom kim loại này đã giảm dần. Bước sang những năm 1990, số lần phóng tại Sân bay vũ trụ Plesetsk đã giảm đáng kể.

Mảnh vỡ từ các vụ phóng trong năm 2013 chủ yếu rơi xuống các khu vực thuộc Cộng hòa Komi và Khu tự trị Yamalo-Nenets (cả hai đều là chủ thể liên bang của Nga) ở gần đó.

Nghề đi săn mảnh vỡ tên lửa Nga: Danh tính của các ‘thợ săn’ là điều ít ai ngờ tới - Ảnh 2.

"Thợ săn" là những người thu gom phế liệu, chuyên tìm kiếm kim loại từ các mảnh vỡ của tên lửa. Ảnh: Tereshin

Một nguyên khác là những "thợ săn lành nghề" đều đã già. Theo Tereshin, những người bắt đầu thu gom kim loại từ đầu thập niên 90 đã nghỉ hưu và không còn hứng thú với các cuộc phiêu lưu.

Tuy nhiên, Alexei – "thợ săn" mà Tereshin đang đi theo để chụp lại hành trình – thì lại khác. Ông đang theo đuổi một cuộc phiêu lưu nữa. Sau khi phát hiện thấy một tầng đẩy tên lửa trong rừng Boreal, ông đã huy động thêm 2 cậu con trai lớn giúp mình tháo dỡ nó.

Họ khởi hành bằng những chiếc mô tô chạy trên tuyết từ trước bình minh, sau đó tăng tốc 40 dặm băng qua những cơn gió mạnh và mức nhiệt dưới 0 độ C để đến khu rừng. Tầng đẩy tên lửa nằm bên dưới những tán cây cao, được bao phủ bởi một màu trắng của tuyết.

Ba cha con Alexi đồng ý để Tereshin ghi lại hình ảnh trong chuyến đi săn của họ, miễn là anh phải đồng ý không tiết lộ danh tính thật của Alexei, cũng như ngôi làng mà họ đang sinh sống.

Tereshin đã miệt mài chụp ảnh trong 4 ngày, ghi lại hình ảnh Alexei và 2 cậu con trai dọn tuyết phủ trên tầng đẩy tên lửa, rồi đẽo các khối kim loại để buộc vào xe kéo về nhà.

Đối với Alexei và các con trai của ông, đó là một cách kiếm sống, còn đối với Tereshin, hành trình này đang mang tới một cái nhìn đấy hấp dẫn về cuộc đi săn mà rất ít người từng được chứng kiến.

Theo Nhật Minh

Phụ nữ Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên