MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bé trai 11 tuổi đã bị xơ gan nặng, cha mẹ không ngờ 5 "thói quen tốt" này chính là hung thủ HẠI con

15-11-2021 - 12:08 PM | Sống

Bé trai 11 tuổi đã bị xơ gan nặng, cha mẹ không ngờ 5 "thói quen tốt" này chính là hung thủ HẠI con

Bé trai 11 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không tốt, những thói quen mà nhiều bậc cha mẹ chăm sóc vẫn đang nhầm tưởng tốt cho con thực chất có thể gây hại cho trẻ.

Qua đợt kiểm tra thể chất tại trường, Tiểu Hàng 11 tuổi được phát hiện có chỉ số transaminase (các enzym nội bào) tăng hơn mức bình thường. Sau khi nhận thông báo từ nhân viên y tế, gia đình đã đưa bé đi khám, ngỡ ngàng nhận lấy kết quả.

Tiểu Hàng đang bị gan nhiễm mỡ ở mức trung bình, thùy gan phải lên tới 148mm, vượt quá kích thước gan của người bình thường. Bác sĩ chỉ định Tiểu Hàng sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn, ngủ, nghỉ phù hợp để cải thiện tình trạng gan.

Trong lần tái khám gần đây nhất, tình trạng gan nhiễm mỡ của Tiểu Hàng đã được cải thiện nhưng bé lại có dấu hiệu tăng cân không kiểm soát. Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ vẫn yêu cầu Tiểu Hàng xét nghiệm gan một lần nữa, kết quả cuối cùng bé đã bị xơ gan nặng.

Bé trai 11 tuổi đã bị xơ gan nặng, cha mẹ không ngờ 5 thói quen tốt này chính là hung thủ HẠI con - Ảnh 1.

Tỷ lệ trẻ em mắc gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ gan đang tăng đáng kể. (Ảnh: NY Daily News)

Hơn 1 năm, kể từ khi phát hiện gan nhiễm mỡ đến lần tái khám gần nhất nhưng kết quả của Tiểu Hàng không những chưa được cải thiện mà còn phát triển đến xơ gan nặng. Điều gì có thể khiến đứa trẻ 11 tuổi bị xơ gan nặng đến vậy?

Vì sao bạn mới 11 tuổi bị gan nhiễm mỡ?

Sau khi hội chẩn, bác sĩ phát hiện ra rằng bệnh xơ gan của Tiểu Hàng có liên quan đến thói quen ăn uống kém của trẻ. Mẹ của Tiểu Hàng cho biết từ nhỏ bé đã rất thèm ăn và thường ăn mặn hơn mọi người. 

Đặc biệt, bé rất thích ăn nhiều loại thịt khác nhau như thịt bò, thịt lợn, thịt gà cùng các món ăn nhanh khoai tây chiên, xúc xích, pizza, hamburger. Gia đình thấy bé ăn rất ngon miệng nên không cấm cản và thường xuyên mua cho bé.

Bé trai 11 tuổi đã bị xơ gan nặng, cha mẹ không ngờ 5 thói quen tốt này chính là hung thủ HẠI con - Ảnh 2.

Thói quen ăn uống hàng ngày đang giết chết sức khỏe con bạn. (Ảnh: Indian Express)


Thói quen ăn uống như Tiểu Hàng sẽ không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe lá gan mà còn dẫn đến béo phì, gan nhiễm mỡ và tăng nguy cơ mắc xơ bệnh gan. Trong giai đoạn phát triển, trẻ nên cố gắng ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, không nên ăn quá no.

5 thói quen tốt mà cha mẹ cho rằng thực chất lại có hại cho con cái

Cũng giống như gia đình Tiểu Hàng, nhiều bậc cha mẹ đều mong muốn con mình ăn ngon, khỏe mạnh, học hành tử tế, nhưng một số thói quen tốt trong mắt cha mẹ thực chất không phải điều tốt cho con hay thậm chí còn làm hại đứa trẻ!

1. Bổ sung nhiều hơn chất dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển khiến con dậy thì sớm

Sảnh Sảnh mới lên 5 tuổi nhưng mẹ cô bé phát hiện ngực của con đã bắt đầu phát triển. Quá lo lắng, mẹ đã đưa sảnh sảnh đến bệnh viện kiểm tra và nhận kết quả con đang ở tuổi dậy thì. 

Vì thấy con mình sinh non hơn các bạn cùng trang lứa, mẹ Sảnh Sảnh luôn cố gắng bồi bổ cơ thể cho con hằng ngày bằng các món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như đồ ăn súp, thịt gà, hải sản, nước hầm xương.. Bác sĩ nói rằng, đây chính là thủ phạm khiến Sảnh Sảnh dậy thì sớm đến vậy.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con mình khỏe mạnh và cho rằng để con ăn nhiều hơn trong giai đoạn phát triển sẽ không có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trên thực tế, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ dẫn đến con thừa chất, tích mỡ, gây rối loạn nội tiết và dậy thì sớm.

Bé trai 11 tuổi đã bị xơ gan nặng, cha mẹ không ngờ 5 thói quen tốt này chính là hung thủ HẠI con - Ảnh 3.

Xem xét bổ sung chất dinh dưỡng cho con ở giai đoạn dậy thì một cách phù hợp. (Ảnh: Toutiao)

2. Tập thể dục rất quan trọng, nhưng 3 thói quen này có hại cho sức khỏe của con bạn

Để trẻ vận động, tập thể dục là rất quan trọng. Tuy nhiên đối với trẻ em thì có 3 cách vận động cần phải tránh, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

- Không nên cho trẻ tập khi bụng đói:Tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến lượng đường trong máu giảm và gây ra một số triệu chứng như hồi hộp, đổ mồ hôi. Vì vậy, hãy để trẻ ăn trước khi vận động mạnh.

- Không nên để trẻ tập thể dục vào buổi trưa giữa lúc tia cực tím đang hoạt động mạnh. Nhiều bậc cha mẹ quen với việc cho con chạy bộ vào buổi sáng, nhưng phải tránh từ 10 -15 giờ vì khoảng thời gian này cường độ tia cực tím mạnh có thể gây tổn thương da, say nắng và nhiều triệu chứng khác cho trẻ.

Bé trai 11 tuổi đã bị xơ gan nặng, cha mẹ không ngờ 5 thói quen tốt này chính là hung thủ HẠI con - Ảnh 4.

Để trẻ vận động trong thời gian hợp lý với các bài tập đúng với lứa tuổi. (Ảnh: BBC)

- Không nên để con tập luyện với cường độ tập luyện quá cao, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của trẻ. Để trẻ mặc quần áo, giày dép thoải mái, khởi động trước khi tập và chọn những bài tập phù hợp với từng lứa tuổi.

3. Mặc nhiều hơn để tránh bị cảm lạnh

"Mặc thêm áo vào không lạnh!"

Đây là câu nói quen thuộc của nhiều bậc cha mẹ, luôn nhắc nhở con cái phải mặc thêm quần áo để tránh cảm lạnh. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào câu nói này cũng phát huy đúng tác dụng của nó, cha mẹ cần giúp con tự nâng cao khả năng miễn dịch của mình.

So với khả năng miễn dịch của người lớn, khả năng miễn dịch của trẻ cần được cải thiện dần qua quá trình lớn lên của trẻ. Việc để tiếp xúc với môi trường, các loại vi trùng và mầm bệnh bên ngoài một cách an toàn sẽ giúp trẻ có thể tích lũy khả năng miễn dịch thông qua việc đương đầu với chúng, cũng như nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân.

Vì vậy, nếu trẻ cảm thấy mình đã mặc đủ áo với thời tiết bên ngoài thì cha mẹ hãy cân nhắc khuyên bảo con hợp lý. Không ngược lại, đối với một số trẻ nhỏ, việc mặc quần áo quá dày cũng có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

4. Trẻ bị sốt nên hạ nhiệt cơ thể là tốt nhất

Sốt ở trẻ em là một triệu chứng rất phổ biến, biểu hiện của hệ miễn dịch cơ thể, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch trưởng thành. Khi thấy con sốt, cha mẹ phải xem xét độ tuổi của con để có cách ứng phó phù hợp nhất.

Nhiều trường hợp cha mẹ khi thấy con mình sốt chưa đến 38,5 ℃ chỉ nghĩ là bệnh nhẹ, chưa cần điều trị bằng thuốc, trước hết cần làm mát cơ thể để hạ nhiệt. Đây cũng là một cách để cải thiện tình trạng sốt nhưng nó chỉ có thể hỗ trợ chứ không điều trị được dứt điểm bệnh tình của con. 

Cách tốt nhất cha mẹ vẫn nên kết hợp uống thuốc kèm hạ nhiệt cơ thể cho con, nếu cảm thấy con vẫn liên tục sốt kéo dài không đỡ hãy đưa con đến trung tâm ý tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.

Bé trai 11 tuổi đã bị xơ gan nặng, cha mẹ không ngờ 5 thói quen tốt này chính là hung thủ HẠI con - Ảnh 5.

Quan sát hiện tượng sốt của trẻ để có phương pháp điều trị thích hợp. (Ảnh: Huffpost)

5. Muốn trẻ cao lớn cần bổ sung thêm canxi

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cần bổ sung thêm nhiều canxi để con cao lớn hơn nhưng thực tế không phải vậy, giữa tăng trưởng chiều cao và bổ sung canxi chưa có mối quan hệ tất yếu nào. Chiều cao của một người liên quan đến sự di truyền của bố mẹ và tác động ngoại cảnh, không có nghĩa là chỉ cần bổ sung nhiều canxi sẽ tăng chiều cao.

Vai trò của việc bổ sung canxi là cung cấp năng lượng cho xương, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Việc bổ sung quá nhiều canxi trong giai đoạn phát triển có thể khiến trẻ dậy thì sớm hoặc phát sinh các bệnh vượt lứa tuổi. Điều quan trọng để giúp con tăng chiều cao đó là có thói quen sinh hoạt tốt, trong chế độ ăn uống phải chú ý dinh dưỡng cân đối, toàn diện, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tập thể dục hợp lý, ngủ đủ giấc

Theo Toutiao

Hoàng Lan

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên