Bệnh nhân test cho kết quả âm tính nhưng vẫn mất vị giác và khứu giác: Các cựu F0 có nên quá lo lắng về điều này?
Tình trạng mất vị giác, khứu giác không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng vẫn cần chú ý để tránh hiểu sai, không tốt cho sức khỏe.
- 20-03-2022Hậu COVID-19 bị mất ngủ, khi nào cần dùng thuốc: Lời khuyên hữu ích từ bác sĩ ai cũng nên nắm chắc
- 20-03-2022Nhóm thực phẩm không những đe dọa đường huyết mà còn làm tăng 49% nguy cơ ung thư phổi: Độc ngang hút thuốc mà nhiều người vẫn vô tư ăn mỗi ngày
- 20-03-2022Hạt chia uống kiểu này mỗi sáng là thứ omega-3 tự nhiên tốt nhất cải thiện tim mạch, hạ đường huyết, chị em còn được tăng sinh collagen, giảm cân nhanh
Mất vị giác và khứu giác cấp tính sau nhiễm SARS-CoV-2 là các biểu hiện đặc trưng ảnh hưởng đến rất nhiều người nhiễm. Tuy hai biểu hiện này không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại làm giảm ngon miệng cũng như khả năng cảm nhận mùi vị xung quanh. Tình trạng này khiến người bệnh dễ bị stress do lo lắng vì bị nhiễm SARS-CoV-2 cùng với không còn cảm giác ngon miệng.
Khi người bệnh chán ăn, cơ thể sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch với bệnh.
Theo thông tin được Bộ Y tế đưa ra, trong hầu hết các trường hợp, rối loạn chức năng khứu giác hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể mất hàng tháng.
Trong một số ít trường hợp, sự phục hồi có thể không hoàn toàn với tình trạng suy giảm chức năng kéo dài. Mặc dù không có phương pháp điều trị đã được chứng minh, nhưng việc luyện tập khứu giác vẫn được khuyến khích.
PGS-TS Trần Viết Luân, Tổng Thư ký Hội Tai Mũi Họng Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) trả lời trên trang Người lao động cho biết, virus SARS-CoV-2 có ái lực gắn kết với thụ thể ACE2, thụ thể này có rất nhiều ở tim, gan, thận, niêm mạc mũi, họng… Thụ thể ACE2 hiện diện nhiều ở niêm mạc mũi, ngoài ra còn có ở niêm mạc miệng, lưỡi và tuyến nước bọt, giúp SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào để gây bệnh.
Do đó mắc Covid-19 có thể gây mất khứu giác và vị giác. Thông thường, mất khứu giác do Covid-19 thường kéo dài dưới 4 tuần. Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân kéo dài vài tháng, rất hiếm trường hợp mất khứu giác vĩnh viễn. Nghiên cứu cho thấy đa số mất khứu giác do Covid-19 sẽ tự phục hồi, tỉ lệ tự phục hồi khoảng 90%.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Trong livestream trên trang cá nhân ngày 9 tháng 8 năm 2021, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) tiết lộ, mất vị giác, khứu giác trong Covid-19 không phải là dấu hiệu bệnh nặng. Đây càng không phải là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dần khỏi bệnh rồi tái phát.
Một nhóm nghiên cứu của Pháp đã theo dõi khứu giác của 97 bệnh nhân trung bình khoảng 39 tuổi. Tất cả đều mất khứu giác sau khi mắc COVID-19. Kết quả cho thấy 96% bệnh nhân phục hồi sau 12 tháng.
“Tin tốt là đại đa số những người bị COVID sẽ phục hồi hoàn toàn mùi và vị hoặc không bị ảnh hưởng,” bác sĩ Kenneth Rodriguez, Trưởng khoa Phẫu thuật xoang và sọ tại Bệnh viện Đại học Trung tâm Y tế Cleveland cho biết. Đối với những người mất khứu giác trong một thời gian dài, khả năng ăn uống sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Bộ Y tế cho biết, theo các nghiên cứu, rối loạn chức năng khứu giác hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể mất hàng tháng.
Trong một số ít trường hợp, sự phục hồi có thể không hoàn toàn với tình trạng suy giảm chức năng kéo dài. Mặc dù không có phương pháp điều trị đã được chứng minh nào, nhưng việc luyện tập khứu giác được khuyến khích.
Thuốc xịt corticosteroid tại chỗ cũng thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn, nhưng chúng không có khả năng giúp ích ngoài giai đoạn bệnh cấp tính. Rõ ràng, trong khi chưa có nghiên cứu mới, cách "điều trị" tốt nhất là phòng ngừa mắc COVID-19, chẳng hạn như đeo khẩu trang, thực hành giữ khoảng cách an toàn và chủng ngừa COVID-19.
Thêm vào đó, người bệnh cũng nên chủ động bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm. Dù không có cảm giác ăn ngon miệng song cơ thể chúng ta vẫn cần nguồn năng lượng, đặc biệt khi đang trong giai đoạn phục hồi. Mọi người cũng nên tránh tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến tinh thần và khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Nguồn: Bộ Y tế, Người lao động, FBNV, uhhospitals.org
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: F0 - Không hốt hoảng
Xem tất cả >>- Bác sĩ ĐH tư vấn trực tuyến: "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ"
- Táo đỏ là “thần dược” bổ phổi, kết hợp thêm 2 thứ giúp thải độc, dưỡng tim mạch, F0 khỏi bệnh nên bồi bổ ngay hậu Covid
- Trẻ F0 bị ho nhiều, ho có đờm, đau họng có nên dùng kháng sinh không?
- 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví 'tốt ngang tổ yến' được nhiều F0 hậu Covid-19 tìm mua ăn
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19