MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị hạn chế xuất khẩu, một kho báu của Trung Quốc vẫn không ngừng đổ về Việt Nam: Là mặt hàng VN sản xuất 8 triệu tấn vẫn không đủ dùng

07-08-2024 - 08:48 AM | Thị trường

Việt Nam hiện tiêu thụ 11-12 triệu tấn mặt hàng này cho ngành nông nghiệp mỗi năm.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 6/2024 đạt 455.858 tấn, trị giá 154,21 triệu USD, giá trung bình 338,3 USD/tấn, giảm 14,3% về lượng, giảm 12,7% về kim ngạch nhưng tăng 1,9% về giá so với tháng 5/2024.

Tính trong 6 tháng năm 2024 đạt trên 2,58 triệu tấn, kim ngạch 838,34 triệu USD, giá trung bình 324,4 USD/tấn, tăng 51,9% về khối lượng, tăng 42,3% về kim ngạch nhưng giảm 6,3% về giá so với 6 tháng năm 2023.

Bị hạn chế xuất khẩu, một kho báu của Trung Quốc vẫn không ngừng đổ về Việt Nam: Là mặt hàng VN sản xuất 8 triệu tấn vẫn không đủ dùng- Ảnh 1.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam. Trong tháng 6/2024 nhập khẩu phân bón từ thị trường này tăng nhẹ 0,4% về lượng, tăng 3,2% về kim ngạch và tăng 2,8% về giá so với tháng 5/2024, đạt 187.170 tấn, tương đương 65,28 triệu USD, giá 348,8 USD/tấn.

Tính chung, cả 6 tháng năm 2024 nhập khẩu trên 1,03 triệu tấn, trị giá gần 295,98 triệu USD, giá trung bình 286,2 USD/tấn, tăng 21,1% về lượng, tăng 8,1% kim ngạch nhưng giảm 10,8% về giá so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 35,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nga là thị trường lớn thứ 2 đạt 362.326 tấn, trị giá 164,11 triệu USD, giá trung bình 452,9 USD/tấn, tăng mạnh 430,7% về lượng, tăng 355,9% về kim ngạch, nhưng giảm 14% về giá so với cùng kỳ; riêng tháng 6/2024 nhập khẩu từ thị trường này lại giảm 71% về lượng, giảm 67,7% kim ngạch, nhưng tăng 11,8% về giá so với tháng 5/2024, đạt 27.095 tấn, trị giá 11,83 triệu USD, giá trung bình 436,7 USD/tấn.

Đứng thứ 3 là thị trường Đông Nam Á đạt 309.775 tấn, trị giá 95,12 triệu USD, tăng 34,3% về lượng, tăng 5,6% kim ngạch so với 6 tháng năm 2023.

Bị hạn chế xuất khẩu, một kho báu của Trung Quốc vẫn không ngừng đổ về Việt Nam: Là mặt hàng VN sản xuất 8 triệu tấn vẫn không đủ dùng- Ảnh 2.

Ngành nông nghiệp Việt Nam tiêu thụ 11-12 triệu tấn phân bón mỗi năm. Trong đó, sản phẩm sản xuất trong nước khoảng 8 triệu tấn, còn lại nhập khẩu, vì có những sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được.

Mới đây trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng, phân bón được đưa vào diện chịu thuế 5%, dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 sắp tới.

Việc áp thuế vẫn cần được cân nhắc kỹ bởi phân bón là một trong những hàng hóa đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, là hàng hóa sử dụng thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, đặc biệt là người nông dân sẽ chịu tác động lớn bởi quy định này.

"Nếu Luật vẫn giữ 5% đối với mặt hàng phân bón thì nông dân phải bỏ ra khoảng 6.000 tỷ đồng. Còn nếu dự thảo Luật áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% đối với mặt hàng phân bón thì khoảng 2.000 tỷ đồng thay vì được bổ sung vào nguồn thu ngân sách thì nguồn này sẽ hỗ trợ lại cho doanh nghiệp và nông dân. Như vậy nông dân sẽ được giảm đáng kể chi phí đầu vào", Đại biểu Quốc hội đoàn Sóc Trăng đánh giá.

Trong khi đó, Đại biểu TP.HCM cho rằng: "Cần thiết kế chính sách theo lộ trình, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp phải tính toán lại chính sách thuế hợp lý, có thể đưa vào mức chịu thuế 0% thay vì 5% như dự thảo luật để doanh nghiệp được khấu trừ thuế. Khi đó, sản phẩm lương thực, thực phẩm đầu ra không bị áp lực tăng giá mà vẫn thực thi chính sách tài khóa mở rộng tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn."

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, dự kiến thị trường phân u-rê thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa cuối năm nay khi các nhà tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu.

Năm nay các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất có sự bứt phá mạnh khi giá phân u-rê đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua và có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, do tác động từ việc hạn chế nguồn cung của Nga và Trung Quốc.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên