Gạo Việt Nam, Thái Lan lại 'đụng độ' ở một thị trường trọng điểm: Là hàng xóm, cũng là quốc gia nhập khẩu gạo top 1 thế giới - hàng Việt thắng chặt nhưng vẫn có biến số khó lường
Việt Nam đang chiếm đến 80% thị phần xuất khẩu gạo đến quốc gia này. Tuy nhiên, Thái Lan cũng đang lên những kế hoạch cụ thể để cạnh tranh quyết liệt, chưa kể 1 biến số có thể xảy ra vào nửa cuối năm nay.
- 28-07-2024Xuất khẩu gạo đạt trên 4,8 triệu tấn
- 27-07-2024Việt Nam duy trì vị trí số một về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore
- 23-07-2024Triển vọng hạ nhiệt giá gạo thế giới
- 23-07-2024Giá xuất khẩu gạo tăng cao
- 20-07-2024Giá gạo đi xuống trên thị trường châu Á
2 thế lực xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Việt Nam và Thái Lan đang cạnh tranh để giành thị phần lớn hơn tại Philippines – nơi vụ thu hoạch kém đã buộc Manila phải tăng cường nhập khẩu và cắt giảm thuế quan để kiềm chế giá cả trong nước.
Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến nhập khẩu 4,1 triệu tấn gạo trong năm nay sau khi đã nhập 3,2 triệu tấn trong năm 2023, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Cả 2 con số này đều cao hơn nhiều so với mức trung bình từ 2 đến 2,5 triệu tấn trước đây. Hiện tượng El Nino đã khiến Philippines gặp vấn đề lớn về sản lượng, đẩy giá lương thực lên cao và gây ra lạm phát. Để giảm bớt tác động đến người dùng trong nước, Manila đã cắt giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15% hồi tháng 6.
Động thái này đã thúc đấy Việt Nam và Thái Lan – lần lượt là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 và 2 thế giới – tiếp cận Manila để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng của Philippines.
Nộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Dracisco Tiu Laurel Jr. đã gặp nhau hôm 18/7 tại Hà Nội. 2 bên nhất trí rằng Việt Nam sẽ cải thiện chất lượng gạo và tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quốc gia láng ghiềng Đông Nam Á.
Theo USDA, Việt Nam đã xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo sang Philippines trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam thường cung cấp khoảng 80% lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Philippines.
Trong khi đó, các quan chức cao cấp của Bộ Thương mại Thái Lan và Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan đã gặp Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) hôm 10/7 để ký biên bản ghi nhớ việc Manila sẽ nhập khẩu ít nhất 130.000 tấn gạo Thái Lan trong phần còn lại của năm nay.
Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, quốc gia này đã xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Philippines trong 6 tháng đầu năm, tăng 388% so với khoảng 62.000 tấn trong cùng kỳ năm ngoái và khoảng 100.000 tấn trong cả năm 2023.
“Xuất khẩu gạo của Thái Lan sang Malina đã tăng đáng kể trong năm đầu năm nay vì nguồn cung thiếu hụt buộc Philippines phải vội vã nhập khẩu, trong khi đồng baht yếu cho phép các nhà xuất khẩu Thái Lan chào hàng với mức giá cạnh tranh”, một thương nhân tại một công ty giao dịch quốc tế chia sẻ với Nikkei Asia.
Bộ Thương mại Thái Lan tuần trước cho biết Thái Lan dự kiến xuất khẩu 8,2 triệu tấn gạo trong năm nay, giảm 6,5% so với năm 2023 – mặc dù con số này cao hơn 9% so với dự báo hồi đầu năm.
Các nhà giao dịch cho hay thành công của Thái Lan trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang Philippines sẽ là lời cảnh tỉnh cho gạo Việt Nam. “Mặc dù Việt Nam là nhà cung cấp truyền thống cho Philippines nhưng năm nay, Việt Nam sẽ phải tích cực hơn vì sự cạnh tranh gia tăng”.
Tuy nhiên, ông Charoen Laothamatas, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan nói với Nikkei rằng Thái Lan sẽ khó cạnh tranh hơn trong nửa cuối năm vì có nhiều nguồn cung hơn từ Pakistan và rằng gạo Thái có thể không cạnh tranh với Việt Nam vì họ có năng suất lúa cao hơn, cho phép cung cấp giá cạnh tranh hơn.
Theo USDA, năng suất gạo trung bình của Thái Lan là 400-500 km/rai (1.600 m2) trong khi của Việt Nam là 700-900 kg/rai.
Với quy mô này, loại gạo trắng 25% tấm của Việt Nam được báo giá ở mức 520 USD tấn, thấp hơn khoảng 30 USD so với loại gạo tương đương của Thái Lan. Đây cũng là loại gạo thường được Philippines ưa chuộng.
“Ở thị trường Philippines, giá cả là yếu tố then chốt”, ông Charoen cho biết. “Nếu bạn có thể cung cấp với mức giá thấp, bạn sẽ thắng”.
Ông Charoen cũng nói thêm rằng ngành gạo toàn cầu cũng đang để mắt đến sản lượng của Ấn Độ - dự kiến sẽ tăng thêm trong năm nay. Điều này có nghĩa lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng của Ấn Độ có thể sẽ kết thúc – khiến loại ngũ cốc này tràn vào thị trường toàn cầu nhiều hơn. Một cuộc chiến về giá cả trong phần còn lại của năm cũng đã được tính đến.
Nguồn: Nikkei
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư