Bí mật của người thành công: Không chỉ tìm ra con đường mới, họ còn có thể biến những điều bình thường trở nên "thần thánh"
Thành công là áp dụng những kiến thức bình thường một cách phi thường. Hay nói cách khác, thành công không phải việc học quá nhiều những điều mới mẻ, tìm ra những con đường mới mà là việc áp dụng những thứ bình thường mà ai cũng biết một cách hiệu quả "khác thường".
- 13-11-2018Những thói quen "nhỏ nhưng có võ" của người thành công
- 13-11-2018Thành công bắt nguồn từ khả năng kiểm soát các cuộc độc thoại ẩn giấu bên trong con người: 7 bài tập giúp tinh thần bạn trở nên mạnh mẽ
- 12-11-2018Sách gối đầu giường, tác động lớn đến thành công của nhiều người nổi tiếng thế giới lại là những câu chuyện dành cho trẻ em mà hầu hết chúng ta đều biết
Mọi người đều thích một bí mật hoàn hảo. Trên thực tế, họ cảm thấy điều gì đó càng bí mật càng hay ho. Tại vì sao? Vì tất cả chúng ta đều muốn trở thành một người đặc biệt, một người quan trọng và nắm giữ những thứ cốt lỗi trong mọi vấn đề. Chúng ta yêu cái cảm giác bản thân là độc nhất, duy nhất, cảm giác biết một thứ mà chỉ là của chúng ta, chỉ chúng ta hiểu và không ai biết ngoại trừ chính chúng ta.
Nhưng trong kinh doanh, những bí mật làm được nên nhiều chuyện hơn là chỉ chạm vào đúng điểm yếu của đối phương và đem về lợi ích cho mình. Bí quyết đó là gì? Tất nhiên để đạt được thành công thì không thể chỉ có một bí quyết.
Dưới đây là 4 bí quyết tưởng chừng như xa lạ nhưng thực chất lại rất dễ nhìn ra ở những người thành công.
Thứ nhất: Người thành công có những mong muốn cụ thể
Theo cuốn sách “Trở thành một nhà lãnh đạo” của Warren Bennis, lãnh đạo là “khả năng khiến cho ước muốn trở thành hiện thực”. Điều này có nghĩa là thành công bắt đầu bằng việc trả lời một câu hỏi cơ bản, tôi thực sự muốn cái gì?
Cho dù bạn gọi câu trả lời cho câu hỏi đó là nhiệm vụ, giá trị cốt lõi, dấu ấn thương hiệu hay chỉ là mục tiêu của bạn thì đều không quan trọng. Vì "một bông hoa hồng dù được gọi như thế nào thì vẫn luôn tỏa hương".
Bennis giải thích về ý tưởng này là: Nhà lãnh đạo luôn có ý tưởng rõ ràng về việc mà họ muốn làm một cách đầy chuyên nghiệp và độc lập, cùng với đó họ luôn biết cách để sức mạnh tinh thần trong họ tồn tại mỗi khi họ phải đối mặt với những khó khăn, thậm chí cả những thất bại.
Cái cần lưu ý ở đây là những ý tưởng đó phải “rõ ràng”. Và “rõ ràng” có nghĩa là phải luôn ghi nhớ đến nó khi làm bất cứ thứ gì.
Trên thực tế, thông tin về thói quen của những người giàu nhất thế giới đã chỉ ra rằng 2 trong số những yếu tố khiến cho những người giàu nhất khác với người bình thường là ở chỗ 81% trong số họ luôn duy trì một danh sách những việc cần làm và 80% luôn tập trung để hoàn thành một mục tiêu cụ thể.
Thứ 2: Họ luôn trung thực
Những người thành công luôn nói sự thực. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên đến nỗi bạn có thể nghĩ rằng chẳng cần phải nhắc đến. Nhưng trong một môi trường cạnh tranh đầy áp lực, mọi người luôn không ngừng nỗ lực để đạt được lợi ích và giành chiến thắng bằng bất cứ giá nào thì sự trung thực lại trở thành một điều hiếm thấy.
Và tất nhiên, sự trung thực thật sự đáng quý.
Theo nghiên cứu của Robert B.Cialdini trong cuốn 50 cách để thuyết phục bất cứ ai, những công ty thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những nguyên nhân chủ quan trong báo cáo tổng kết thiệt hại hằng năm của họ sẽ tiến bộ lên và có giá cổ phiếu cao hơn sau một năm so với các công ty chỉ nhìn nhận các yếu tố bên ngoài và đổ lỗi cho những nguyên nhân không kiểm soát được.
Nói cách khác, việc chúng ta chịu trách nhiệm và thừa nhận sai lầm không chỉ là một hành động thông minh trong cách ứng xử với các mối quan hệ mà đó còn là sự hiểu biết để giải quyết các vấn đề về tài chính.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các công ty đánh giá cao sự cởi mở và khuyến khích phản hồi trung thực đối với nhân viên thu được tổng lợi tức cổ đông trong 10 năm cao hơn 270% so với các công ty khác.
Điều gì đúng đối với các công ty đó cũng luôn đúng đối với chính chúng ta. Như Bennis đã viết, “Các nhà lãnh đạo không bao giờ tự lừa dối chính mình và cũng không bao giờ mong đợi người khác nói những điều không đúng về họ bất kể điều đó tốt hay xấu. Bởi vì những gì chân thật nhất của bạn mới là nguồn tài nguyên lớn nhất cho sự phát triển của chính bạn về sau.
Thứ 3: Họ luôn bày tỏ lòng biết ơn bất cứ khi nào có thể
Nếu bạn không có lòng biết ơn đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thế giới quan của bạn sẽ ngập tràn những quan điểm tiêu cực. Bạn thậm chí sẽ không có động cơ để thực hiện việc tốt và tất nhiên sẽ không nhận được những điều tốt đẹp về sau này nếu không trân trọng những gì mà bạn đã và đang có.
Chúng ta có xu hướng nghĩ đến lòng biết ơn như một cảm xúc tự phát, một điều gì đó chỉ xảy ra với chúng ta ở những khoảnh khắc chiến thắng hay thành công. Tuy nhiên trên thực tế, lòng biết ơn là thứ mà chúng ta có thể nuôi dưỡng và thực hiện nó hằng ngày. Cũng giống như tất cả những bí quyết trong danh sách này, lòng biết ơn là cái mà chúng ta có thể lựa chọn, cái khiến chúng ta mở rộng tầm mắt, có cái nhìn bao dung và lạc quan hơn, là thứ chúng ta có thể tự quyết định có thực hiện nó hay không.
Chúng ta có thể chủ động tìm kiếm các lý do để thể hiện lòng biết ơn hoặc đơn giản chỉ bằng cách nói câu “Cảm ơn” khi nhận được một điều tốt đẹp
Khi chúng ta đặt lòng biết ơn vào trái tim mình để tìm kiếm thì chúng ta sẽ tìm thấy chúng. Để ý đến những điều nhỏ bé nó, chúng ta đã không chỉ trau dồi lòng biết ơn với chính mình mà còn cả ở trong những mối quan hệ mà chúng ta đang có.
Thứ 4: Họ biết cách thích ứng, học hỏi từ những thất bại
Thành công không phải là chuyện tránh xa thất bại. Đó là chuyện học hỏi từ những thất bại.
Khi nói về chuyện phát minh ra bóng đèn sau rất nhiều lần thất bại, Thomas Edison đã nói: “Tôi không thất bại. Tôi đã tìm ra 10.000 cách khiến cho cái bóng đèn không hoạt động.”
Điều cốt lõi là phải tìm hiểu về cái mà trong cuốn "The Lean Startup" Eric Ries đã gọi là "validated learning" (học thực). Ông nói "Học thực không phải là sự nhận ra chỉ sau khi nhìn thấy thực tế hay một câu chuyện được tạo nên để che dấu sự sai lầm". "Đó là một phương thuốc quan trọng cho cái điểm chết người khi chúng ta sai lầm: thực hiện thành công 1 kế hoạch vô định".
Với Ries, phương thuốc này có được từ 1 kỹ năng: khả năng thích nghi. "Điều khiến cho những câu chuyện thành công khác với những thất bại là người doanh nhân có thể nhìn trước, có khả năng và phương tiện để phát hiện phần nào trong kế hoạch của họ đang diễn ra tốt đẹp và phần nào bị định hướng sai, từ đó "thích nghi" (điều chỉnh) các chiến lược"
Tất cả điều này có nghĩa là thay vì trốn tránh thất bại thì người thành công luôn tìm cách xem xét và tích hợp những thất bại vào cuộc sống của họ theo cách biến đổi nó từ một điều tồi tệ trở thành một biện pháp để đạt được thành công.
Chúng ta đều thích những thứ dễ dàng và tốt đẹp, nhưng thực tế là để đi đến thành công thì không thể chỉ có những thứ như vậy. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ bé nhất. Hãy chọn cho mình một trong bốn bí quyết này và áp dụng nó vào cuộc sống và công việc ngay từ ngày hôm nay.
Success