MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị nghỉ việc đúng mùa dịch vì gây hấn với cấp trên, chàng trai trẻ nhận ra bài học muộn màng: Giữa "thẳng thắn" và "ngang ngược" là ranh giới cực mong manh!

24-04-2020 - 14:00 PM | Sống

Có một sự thật khá phũ phàng ở chốn công sở: Kẻ mạnh thì chưa chắc đã sống dai nhưng kẻ khôn sẽ nắm nhiều cơ hội ở lại đến cuối cùng!

Đương đầu với sự suy thoái kinh tế mà dịch Covid-19 gây ra, nhiều công ty phải lựa chọn giải pháp cắt giảm nhân sự. Đôi khi công ty vẫn có thể trụ vững kể cả khi giữ nguyên quân số, nhưng chính từ mùa dịch này, họ mới phát hiện ra những "con sâu làm rầu nồi canh" và nhất quyết phải sa thải sớm. Trường hợp của chàng trai trẻ dưới đây là một ví dụ điển hình.

Mới đây trên một group Facebook, dòng trạng thái đến từ một chàng trai đã được đăng tải. Nội dung là về việc cậu này bị sa thải trong những ngày hết sức nhạy cảm này. Nguyên văn đoạn status như sau:

"Em mất việc làm rồi các bác ạ. 3 năm làm ở công ty không hề vi phạm gì, có chăng chỉ là quá thẳng tính nên gây thù chuốc oán với quản lý tương đối nhiều, cả cán bộ cấp cao. Đợt này lợi dụng dịch bệnh "chúng nó" đưa em 1 vé nghỉ lễ sớm luôn. Không có trợ cấp mất việc hay thôi việc. Văn bản quyết định thì chẳng có lý do, toàn nói suông. Hỏi giấy tờ rõ ràng thì công ty chỉ nói qua loa là đã làm việc với nhà nước và hoàn toàn đúng luật."

Bị nghỉ việc đúng mùa dịch vì gây hấn với cấp trên, chàng trai trẻ nhận ra bài học muộn màng: Giữa thẳng thắn và ngang ngược là ranh giới cực mong manh! - Ảnh 1.

Những tưởng trường hợp đáng thương của chàng trai này sẽ được mọi người thông cảm và chia sẻ, nhưng phản ứng của cư dân mạng là ngược lại hoàn toàn. Họ chỉ trích chàng trai đã không biết tự xem lại mình, không biết mình đang ở đâu và hành xử một cách sai trái.

Hoá ra, giữa "thẳng thắn" và "ngang ngược" là ranh giới cực mong manh

Đúng vậy, hành xử nơi công sở chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là điều dễ dàng. Chỉ làm việc tốt thôi là chưa đủ để bạn trở thành một nhân viên xuất sắc và có cơ hội gắn bó lâu dài cùng công ty. Bên cạnh đó, các sếp còn chú ý xem thái độ của nhân viên ra sao, để biết được liệu nhân viên ấy có đi được cùng họ lâu dài hay không.

Đã có rất nhiều bình luận phê phán, chỉ trích chàng trai trong câu chuyện trên. Hầu hết đều là việc anh ta quá vô tư, luôn cho mình là thẳng thắn và gây hấn với cấp trên. Thực ra dịch Covid-19 có lẽ chẳng phải lý do mà công ty sa thải anh này. Chẳng qua, nó như một giọt nước tràn ly, vào đúng thời điểm ai ai cũng mệt mỏi. Và như thế, kẻ hành xử sai trái và không biết điều sẽ phải ra đi đầu tiên.

Bị nghỉ việc đúng mùa dịch vì gây hấn với cấp trên, chàng trai trẻ nhận ra bài học muộn màng: Giữa thẳng thắn và ngang ngược là ranh giới cực mong manh! - Ảnh 2.

"Chắc gì đã là thẳng tính? Hay bạn đang ngộ nhận với bảo thủ, láo, ngang bướng và ngu không chịu tiếp thu?"

"Trong cuộc sống đôi lúc phải biết khi nào cương khi nào nhu chứ không phải vì thẳng tính mà ai nói cũng bật ngược lại được. Kẻ mạnh chưa chắc sống dai nhưng kẻ khôn thì chắc chắn."

"Kĩ năng giao tiếp kém, hay khiến người khác mất lòng thì lại thường tự nhận mình thẳng thắn. Ranh giới giữa thẳng thắn với thô lỗ nó mong manh lắm. Sống phải biết nhìn trước ngó sau, lựa nhau mà sống chứ như bạn thì chỉ có làm tự mở công ty ra mà làm sếp thôi."

"Nếu chỉ đơn giản là thẳng tính hay góp ý thì không sao. Và có trình độ thì sẽ chẳng ai đuổi được. Sợ nhất là thái độ nhấp nhô và ảo tưởng sức mạnh giống như các sinh viên mới ra trường thì đáng ngại lắm!"

Bị nghỉ việc đúng mùa dịch vì gây hấn với cấp trên, chàng trai trẻ nhận ra bài học muộn màng: Giữa thẳng thắn và ngang ngược là ranh giới cực mong manh! - Ảnh 3.

"Thẳng tính với ngang ngược, không biết điều nó chỉ khác nhau ở một chỗ thôi. Đấy là thái độ. Người thái độ tốt thì đấy là thẳng tính và sẽ được mọi người quý mến. Nhiều người hay nói "mình thẳng thắn quá", "mình thẳng tính", "mình hay nói thật" để ngụy biện cho cái sự vô duyên, ngang ngược của mình lắm. Và đặc biệt là ở trong môi trường làm việc, khi bạn không phải là sếp thì nên học cách nhẫn nhịn. Vì chỉ cần 1 câu nói của người ta, bạn hoàn toàn có thể "bay màu" khỏi tập thể đó."

"Thời buổi này hàng ngàn công ty bắt buộc phải cắt giảm để sống và tồn tại. Nếu họ không cắt giảm thì họ sẽ tự bóp chết mình. Đối tượng nào bị đưa vào danh sách cắt giảm? Đó là năng lực yếu, ở vị trí không đặc biệt quan trọng mà ai cũng làm được, đối tượng nằm ngoài dây mơ rễ má, đối tượng tinh vi...

Bị nghỉ việc đúng mùa dịch vì gây hấn với cấp trên, chàng trai trẻ nhận ra bài học muộn màng: Giữa thẳng thắn và ngang ngược là ranh giới cực mong manh! - Ảnh 4.

Bạn muốn bật cấp trên trước hết bạn phải cực giỏi, nói được làm được cũng giống như tỷ phú họ nói câu nào cũng đúng, vì họ đúng họ mới giàu. Trường hợp của bạn từ mức lương hơn 8 triệu mà suy ra,vị trí của bạn trung bình, người khác có thể thay thế được, vậy bạn không phải là người giỏi, nên bạn bật lại cấp trên và bị đào thải là đương nhiên."

Có lẽ, sau khi nhận được quyết định thôi việc và đọc được những dòng phê phán "thô nhưng thật" của cộng đồng mạng, chàng trai trẻ sẽ hiểu được lý do vì sao mình bị đào thải. Đây cũng xem như một bài học cảnh tỉnh với chị em công sở, nhất là trong giai đoạn này. Có thể bạn không biết nhiều thứ, nhưng hãy biết điều. Biết được vị trí của mình là ai, nên cư xử thế nào cho phải phép cũng là một nghệ thuật cần học hỏi. Đừng vì cái tôi quá lớn của bản thân, lúc nào cũng cho mình là đúng để rồi đi phản bác thái quá lại cấp trên nhé!

Theo QUIRY

ICT Việt Nam

Trở lên trên