Bị ông Trump tung đòn chặn đứng hiểm hóc, đội ngũ ông Biden lâm vào thế "dở khóc dở cười"
Thông điệp chúc mừng của nhiều nguyên thủ bị "mắc kẹt" tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong khi đội ngũ của ông Biden gặp nhiều thách thức không ngờ khi gọi điện cho các lãnh đạo thế giới.
- 12-11-2020Tiền quyên góp kiểm phiếu lại cho Tổng thống Trump chảy về đâu?
- 12-11-2020Bước vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, liệu Tổng thống Trump còn khả năng khiến thị trường tài chính náo loạn?
- 12-11-2020Ông Trump sẽ có hợp đồng sách và truyền hình 100 triệu USD khi rời Nhà Trắng?
- 12-11-2020Ông Trump quyết đi kiện, bang Georgia tuyên bố kiểm lại phiếu
- 12-11-2020Lời khai có lợi cho ông Trump về gian lận bầu cử tại Pennsylvania bất ngờ bị lật ngược
Tin nhắn không tới nơi
CNN dẫn nguồn tin quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, một loạt các thông điệp từ những lãnh đạo nước ngoài gửi cho tổng thống đắc cử Joe Biden hiện đang được lưu giữ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng chính quyền ông Trump không cho phép ông Biden tiếp cận những thông điệp này.
Theo truyền thống, Bộ Ngoại giao ủng hộ mọi quyền liên lạc của tổng thống đắc cử, và đó là lí do tại sao nhiều quốc gia đã bắt đầu gửi thông điệp cho Mỹ sau khi có kết quả dự đoán của truyền thông. Tuy vậy, khi tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối công nhận chiến thắng của ông Biden, Bộ Ngoại giao Mỹ không thể chuyển giao các thông điệp này cho ứng cử viên đảng Dân chủ và do đó, hàng chục tin nhắn vẫn bị "mắc kẹt".
Chiến dịch của ông Biden đang tự liên hệ với chính phủ nước ngoài và ông Biden đã có hàng loạt cuộc gọi với các lãnh đạo thế giới, bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Canada Justin Trudeau. Tuy nhiên, việc này được thực hiện mà không có sự hỗ trợ về hậu cần và dịch thuật từ trung tâm của Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Họ mong muốn được dùng tài nguyên của Bộ Ngoại giao hơn," một nguồn tin cho hay, tiết lộ thêm rằng chiến dịch của ông Biden đã gặp những thách thức không ngờ khi tổ chức các cuộc gọi với các nguyên thủ.
Ảnh: AP
Ông Biden không chỉ bị chặn tin nhắn, từ chối hỗ trợ thực hiện cuộc gọi, mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn bị phủ nhận chiến thắng, nói rằng "sẽ có một cuộc chuyển giao quyền lực sang nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump".
Ngoài ra, ông Biden không được tiếp cận các báo cáo tình báo với cương vị Tổng thống. Nếu chính quyền ông Trump tiếp tục cản quá trình chuyển giao quyền lực cho tới Ngày nhậm chức 20/1, thì có khả năng chính quyền ông Biden (nếu chính thức chiến thắng) sẽ phải tiếp cận gấp rút các thông tin này vào ngày nắm quyền.
Theo CNN, các lãnh đạo nước ngoài cũng bắt đầu hiểu rằng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không cho họ tiếp cận tổng thống đắc cử và đội ngũ của họ đã phải kết nối với các nhà ngoại giao thời ông Obama để nhờ hỗ trợ gửi thông điệp mừng chiến thắng tới chiến dịch của ông Biden.
Cuộc gọi chúc mừng
Các cuộc gọi chúc mừng được cho là không quá nhạy cảm. Trong những giai đoạn chuyển giao quyền lực thuận lợi, thì các cuộc gọi này cũng không thường được thực hiện qua các đường dây bảo mật.
"Các cuộc gọi chúc mừng tổng thống đắc cử trước đây được thực hiện qua đường dây mở," một chuyên gia cho biết.
Ông Barack Obama đã nhận cuộc gọi từ lãnh đạo nước ngoài bằng điện thoại di động cá nhân khi ông đắc cử. Tuy nhiên, tín hiệu đều đi qua trung tâm vận hành của Nhà Trắng, tức là chính phủ sẽ ghi âm mọi cuộc gọi chúc mừng tới ông Obama.
CNN cho hay, các quan chức tại Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẵn sàng giúp ông Biden khi thời điểm tới.
"Mọi tài liệu đã có sẵn, văn phòng đã sẵn sàng, mọi thứ đều sẵn sàng; chúng tôi đang chờ được bật đèn xanh," David Marchick, giám đốc của Trung tâm Chuyển giao Tổng thống, cho hay.
Đội ngũ của ông Biden hiện đang hoạt động mà không có sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ. Họ đang nỗ lực chính thức hóa quy trình và sẽ sử dụng tài nguyên của Bộ ngoại giao Mỹ khi có thể.
Đây là điều khác biệt hoàn toàn so với sự chuyển giao giữa chính quyền ông Obama và chính quyền ông Trump.
Thời điểm đó, ông Trump đã lựa chọn không dùng tới sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao mà ông thực hiện các cuộc gọi từ Tháp Trump và từ chối mọi hỗ trợ, mọi hệ thống hợp tác của chính phủ. Tức là, các nhân viên và phiên dịch viên của Bộ Ngoại giao Mỹ khi ấy đã "ngồi không" chờ việc trong khi ông Trump tự thực hiện tất cả các cuộc gọi.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, vào mọi thời điểm sau khi ông Biden rời Nhà Trắng, ông vẫn có thể tới trung tâm của Bộ để thực hiện cuộc gọi tới lãnh đạo nước ngoài. Các cựu tổng thống và cựu phó tổng thống được phép làm như vậy bất kì khi nào họ muốn. Tuy nhiên, khi trở thành tổng thống đắc cử, ông Biden lại không được chính quyền ông Trump cho phép thực hiện quyền này.
Tổ quốc