Bị phù nề không hẳn là bệnh thận, cần phải kiểm tra 7 căn bệnh liên quan này sớm hơn
Phù nề một bộ phận nào đó trên cơ thể là một hiện tượng rất phổ biến, nhưng nó cũng có thể do một số bệnh lý gây ra. 7 căn bệnh này cần quan tâm giống như phù nề do bệnh thận.
- 31-07-2020Tủ lạnh là nơi bẩn thứ 2 trong nhà, có 5 điều liên quan đến tủ lạnh nếu bạn không thay đổi ngay, hãy cẩn thận với bệnh tật
- 23-07-202010 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng là đại kỵ với người bị bệnh thận, càng ăn nhiều sức khỏe càng suy yếu
- 19-07-2020Đau bụng kéo dài: Cẩn thận với căn bệnh hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm
Phù là hiện tượng rất hay gặp, nhất là những người trên 50 tuổi, buổi sáng thức dậy họ thường bị phù chi dưới và phù mặt, họ rất lo lắng nhưng không biết nên khám ở khoa nào?
Nhiều người nghĩ rằng có vấn đề về thận, thực sự có phải như vậy không? Chúng ta hãy xem xét những lý do gây ra sự phù nề ngay sau đây.
Phân loại phù nề
Phù nề là tình trạng sưng tấy do cơ thể tích tụ quá nhiều chất lỏng trong không gian mô bên ngoài mạch máu. Trên thực tế, phù nề được chia thành hai loại:
1. Phù nề sinh lý
Phù nề sinh lý là hiện tượng bình thường, do cơ thể con người bị lão hóa, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại, mô dưới da bị nhão, nước bốc hơi ít đi gây ra hiện tượng phù nề.
2. Phù nề bệnh lý
Khi cơ thể bạn xuất hiện thêm những vùng bị phù nề do các bệnh lý gây ra như vấn đề bất thường ở tim, gan, thận, suy dinh dưỡng… đều có thể khiến các vùng cơ thể bị phù.
Đơn giản chỉ cần xác định nguyên nhân gây ra phù nề sau đây để từng bước kiểm tra và giải quyết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y khoa.
1. Phù nề do vấn đề ở tim
Khi các bệnh tim khác nhau gây ra suy tim phải, máu tĩnh mạch không thể lưu thông thuận lợi trở lại gây ra phù nề.
Nhìn chung, sưng phù cơ thể sẽ bắt đầu ở mắt cá chân của các chi dưới và có những vùng sưng phù đối xứng với nhau, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
Các chuyên khoa khuyên bạn nên đến thăm khám: Tim mạch, Nội tim mạch, v.v.
2. Phù nề do vấn đề ở thận
Triệu chứng này thường gặp trong các bệnh liên quan đến viêm thận hoặc bệnh thận khác nhau. Biểu hiện chung là: Phù nề mí mắt hoặc mặt lúc vào đầu buổi sáng sau khi ngủ dậy, về sau bệnh nặng hơn sẽ lan ra toàn thân.
Khám tổng quát sẽ cho thấy thói quen bài tiết nước tiểu bất thường, đồng thời cũng xảy ra tổn thương chức năng thận.
Các chuyên khoa bạn nên đến thăm khám: Thận, Tiết niệu/Khoa ngoại Tiết niệu…
3. Phù nề do vấn đề ở gan
Bệnh này phổ biến hơn ở một số người bị xơ gan và mất bù chức năng gan. Nói chung, một lượng lớn các dấu hiệu liên quan đến gan cổ trướng xuất hiện đầu tiên, điều này cản trở sự vận chuyển trở lại của các tĩnh mạch ở chi dưới.
Hiện tượng phù nề thường bắt đầu xuất hiện sớm ở mắt cá và lan dần lên trên, nhưng nói chung, nó không xuất hiện dấu hiệu phù nề ở chi trên và mặt. Khám tổng quát sẽ thấy chức năng gan bất thường, vàng da, lá lách trở nên to hơn, v.v.
Các chuyên khoa bạn nên đến thăm khám: Gan mật, khoa Ngoại gan mật, v.v.
4. Phù nề do vấn đề ở tuyến giáp
Nếu có vấn đề về tuyến giáp, dù là cường giáp hay suy giáp, nó có thể gây phù hai chi dưới. Làm thế nào để phân biệt? Chủ yếu nhìn vào hai đặc điểm: Có bị triệu chứng lồi mắt không, có bị phù nề kiểu lồi lõm không (tức là phần phù nề mềm, có thể ấn xuống thấy có vùng da bị lõm xuống). Sau đó dựa vào những đặc điểm này để đánh giá chi tiết hơn. Ví dụ:
Phù nề do cường giáp: Đi kèm với hiện tượng bị lồi mắt, trước tiên sẽ có hiện tượng xuất hiện tình trạng bị phù dưới da, phù ở các bộ phận khác xuất hiện trong trường hợp nặng.
Phù nề do suy giáp: Biểu hiện chung là phù niêm mạc toàn thân không có vùng lõm, thường thì rãnh mắt nhỏ dần và phù mi mắt.
Các chuyên khoa bạn nên đến thăm khám: Khoa Nội tiết, Khoa ngoại tuyến giáp…
5. Phù nề không rõ nguyên nhân
Bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ nói chung và có tính chu kỳ hơn. Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân. Nó có thể liên quan đến nồng độ hormone và rối loạn nội tiết. Nói chung xảy ra ở các bộ phận chảy xệ của cơ thể.
Các chuyên khoa bạn nên đến thăm khám: Phụ khoa, nội tiết, v.v.
6. Phù do suy dinh dưỡng
Đây là triệu chứng phù nề phổ biến hơn trong các bệnh suy mòn mãn tính kéo dài do thiếu dinh dưỡng, bỏng nặng và các bệnh đường tiêu hóa ở dạ dày hay đường ruột. Phù thường bắt đầu từ bàn chân và dần dần lan ra khắp cơ thể, thường kèm theo sụt cân hoặc giảm cân từ từ.
Các chuyên khoa bạn nên đến thăm khám: Khoa tiêu hóa, v.v.
7. Phù do các nguyên nhân khác
Trên thực tế, có nhiều lý do dẫn đến phù nề, bao gồm việc sử dụng một số loại thuốc, hội chứng tiền kinh nguyệt (dấu hiệu hay xảy ra trước mỗi kỳ kinh), nhiễm trùng…
Nếu có hiện tượng phù nề xảy ra có thể quan sát thấy sau khi ngủ dậy, bạn đừng hoảng sợ, hãy phân tích kỹ nguyên nhân dựa vào tuổi tác, biểu hiện cụ thể, tiền sử bệnh tật, tiền sử di truyền gia đình,… và lựa chọn đúng chuyên khoa/bện viện để đi khám kịp thời.
Điều này giúp tiết kiệm thời gian chẩn đoán rõ ràng và có hướng bảo vệ sức khỏe ưu việt hơn trong khi điều trị.
Hãy thường xuyên học cách nhận biết các dấu hiệu bất thường và xin tham vấn ý kiến của bác sĩ trong thời gian sớm nhất sau khi bạn quan sát thấy những dấu hiệu thay đổi bất lợi trên cơ thể.
*Theo Health/Secret
Pháp luật và bạn đọc