Bí quyết 3 'chữ T' giúp người phụ nữ 78 tuổi 'nhẹ nhàng' chiến thắng ung thư giai đoạn 3
6 năm trước, cô Phạm Thị Lũng Hà (78 tuổi tại, Hải Phòng) phát hiện mắc ung thư trực tràng thấp giai đoạn 3. Thế nhưng nhờ vào sự tìm hiểu kiến thức về ung thư, ăn uống kết hợp với thể thao, cô đã vượt qua căn bệnh ung thư.
- 03-10-2023Đau 3 vùng này, coi chừng ung thư phổi
- 03-10-2023Loại quả là “thuốc” chống ung thư, hạ huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu tự nhiên: Hiện đang bán đầy chợ Việt
- 03-10-20231 loại vỏ nhiều người vứt đi nhưng là “thuốc chống ung thư tự nhiên”, hạ mỡ máu hiệu quả: Chợ Việt chẳng bao giờ thiếu
Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài đầy trẻ trung, năng lượng của cô Hà, không ai nghĩ cô đã gần 80 tuổi và từng là bệnh nhân K.
Cô Hà chia sẻ để giữ được sự trẻ trung, khoẻ mạnh cô thường chăm chỉ vận động, đạp xe, đi bơi kết hợp với lối sống lành mạnh.
Nhớ lại quãng thời gian cách đây 6 năm, lúc đó cô 72 tuổi, sức khoẻ vẫn đang bình thường. Tuy nhiên, cô đi đại tiện có dính một ít máu. Cô nghĩ rằng chắc bản thân bị trĩ nên có đi mua lá diếp cá về để xông.
"Các cụ vẫn dạy khi bị trĩ thì xông lá diếp cá là tốt nhất nên tôi cũng làm theo", cô Hà nói.
Biết chuyện, các con cô khuyên mẹ nên đi khám. Nghe theo lời các con, vào tháng 5/2017, cô tới bệnh viện khám. Bác sĩ nghi ngờ cô bị K trực tràng thấp. Kết quả khám, nội soi phần trực tràng thấp của cô có khối u. Bác sĩ cũng khuyên cô cần nhập viện sớm để phẫu thuật loại bỏ khối u.
"Khi biết bản thân mắc bệnh ung thư, tôi cũng không sợ đâu. Vì tôi tin vào y học hiện đại. Tuy nhiên, cũng giống như các bệnh nhân khác, kiến thức về ung thư của tôi chỉ là con số 0. Biết bản thân mắc bệnh tôi mới bắt đầu vào mạng tìm hiểu. Hiểu hơn về bệnh mình đang mắc nên tôi cũng rất yên tâm điều trị", cô Hà chia sẻ.
Vào cuối tháng 5, cô Hà đã phẫu thuật cắt bỏ khối u tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả sinh thiết ung thư đã ở giai đoạn 3A. Cô Hà được chỉ định điều trị bổ trợ truyền hoá chất đường tĩnh mạch. Sau 12 chu kỳ điều trị truyền hoá chất trong 6 tháng, cô Hà đã được xuất viện và có hẹn tái khám định kỳ.
Đến nay đã 6 năm, cô Hà sống không bệnh. Hiện, sức khoẻ của cô ổn định, khoẻ mạnh và chỉ khám sức khoẻ định kỳ.
Cô Hà cũng chia sẻ bí quyết để cô vượt qua căn bệnh ung thư một cách dễ dàng nằm trong 3 "chữ T": Tìm hiểu về bệnh – Thực phẩm, ăn uống đủ chất – Thể thao, vận động phù hợp với thể trạng cơ thể.
Chữ T thứ nhất: Tìm hiểu về bệnh
Để chiến thắng được ung thư thì cần phải có sự hiểu biết về căn bệnh mình đang mắc. Cho nên khi được chẩn đoán mắc ung thư, cô Hà đã tìm tòi mọi thông tin về căn bệnh ung thư trực tràng. Khi có kiến thức đúng về bệnh ung thư, cô biết được "ung thư không phải dấu chấm hết".
Nhờ có kiến thức mà cô tin vào bác sĩ, có chế độ ăn uống, vận động và giữ được tinh thần tốt khi chữa bệnh.
"Đi chữa ung thư tôi mới biết, những người đồng bệnh họ còn thiếu rất nhiều kiến thức. Do không hiểu về bệnh họ dễ bị lôi kéo bỏ điều trị để ngả về hướng chữa bằng thuốc nam. Bệnh nhân tử vong nhiều vì thiếu hiểu biết về ung thư.
Không nói đâu xa, gần nhà tôi có một cậu trẻ hơn tôi mắc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, cậu đó không điều trị mà uống thuốc nam 2 năm trời. Khi bệnh nặng mới tới viện khám thì lúc này bác sĩ cũng phải 'bó tay'", cô Hà chia sẻ.
Theo cô Hà, nhiều người vẫn có tư tưởng mắc ung thư là chết. Cho nên khi cô mắc bệnh, hàng xóm hoặc nhiều người dù không thân cũng hồ hởi tới hỏi thăm, động viên. Nhưng thực sự ung thư không đáng sợ tới vậy.
Chữ T thứ 2: Thực phẩm đa dạng, ăn uống đầy đủ
Cô Hà khoe nhờ có sự hiểu biết về bệnh tật nên lần nào đi truyền hoá chất các chỉ số sinh hoá của cô cũng đều đẹp (đủ tiêu chuẩn truyền).
Trước mỗi đợt truyền, bệnh nhân ung thư sẽ được xét nghiệm xem có đảm bảo hồng cầu hay không, men gan có tăng không… Nếu bất cứ chỉ số nào bất ổn đều phải hoãn điều trị.
"Mỗi lần xét nghiệm như vậy bệnh nhân chúng tôi vẫn đùa với nhau là đi thi. Ai được điều trị là trúng tuyển, còn ai không đủ tiêu chuẩn truyền là thi trượt. Rất may cả 12 lần truyền tôi đều trúng tuyển và không gặp bất cứ tác dụng phụ nào", cô Hà nói.
Theo cô Hà, rất nhiều bệnh nhân khi điều trị ung thư ăn kiêng, chỉ ăn ngô, khoai… nhưng chỉ ăn các thực phẩm đó không thể đủ sức điều trị. Sau khi đọc được tài liệu của trang Y học cộng đồng (nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư), cô Hà không ăn kiêng bất cứ cái gì.
Cô Hà ăn đa dạng các thực phẩm, ăn nhiều thịt bò, thịt đỏ để tăng hồng cầu. Cô cũng tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi.
"Tôi không dùng bất cứ thực phẩm chức năng nào hết. Vì dùng thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc điều trị. Nhờ vào dinh dưỡng đúng mà tôi vượt qua ung thư khá 'nhàn hạ'. Nhiều bệnh nhân trong phòng điều trị còn ngạc nhiên nói: "Kỳ lạ sao chẳng thấy bà nôn, chán ăn gì cả". Cũng may sức khoẻ tôi tốt nên vẫn ăn uống được bình thường khi truyền hoá chất", cô Hà chia sẻ.
Chữ T thứ 3: Thể thao, vận động
Một liều thuốc quan trọng giúp cô Hà chiến thắng bệnh tật đó chính là thể thao đúng cách. Là một người yêu thích cuộc sống năng động nên sau khi phẫu thuật cô chủ động xuống giường đi lại nhẹ nhàng.
Sau khi điều trị ổn định cô Hà chuyển sang đạp xe. Mỗi ngày, cô thường dậy từ 5 giờ 30 phút sáng đạp xe 14km, sau đó về đi chợ.
"Tôi nghiệm ra được con đường phục hồi sức khoẻ nhanh nhất chính là luyện tập thể thao. Tập luyện giúp cho khí huyết lưu thông, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể", cô Hà cho hay.
Ngoài ra, cô Hà cũng luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái, không lo sợ mắc bệnh.
"Bạn bè tôi có người mắc ung thư sợ quá họ cứ nghe ai mắch là làm theo. Họ uống thuốc nam, thậm chí còn mời thầy về làm lễ. Thế nhưng, tôi nhận thấy khi mắc bệnh sự hiểu biết và tinh thần lạc quan mới là yếu tố góp phần giúp chúng ta chiến thắng bệnh ung thư", cô Hà nói.
Phụ nữ số
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu
- 90% ca ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn cuối: 4 triệu chứng sau bữa ăn là "điềm báo", đừng coi thường dù chỉ là vấn đề nhỏ
- Ung thư tuyến giáp ngày càng trẻ hoá: Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu cần khám ngay nếu không muốn hối hận!