MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí quyết kinh doanh thịnh vượng suốt gần 1500 của 1 công ty xây dựng Nhật Bản: Loại con đẻ, để con rể là người thừa kế!

11-03-2023 - 11:50 AM | Tài chính quốc tế

Bí quyết kinh doanh thịnh vượng suốt gần 1500 của 1 công ty xây dựng Nhật Bản: Loại con đẻ, để con rể là người thừa kế!

Từ hàng trăm năm nay, ông chủ các doanh nghiệp lâu đời tại Nhật Bản vẫn có thói quen dùng con rể là người thừa kế.

Hệ thống khách sạn hoạt động lâu đời nhất thế giới không phải ở Paris, London hay Rome. Theo Sách kỷ lục Guinness thế giới, nó nằm ở Yamanashi, Nhật Bản. Bằng chứng là khách sạn suối nước nóng có tên gọi là Nisiyama Onsen Keiunkan đã tồn tại từ năm 705, trong khi một hệ thống khách sạn lâu đời khác là Hoshi Ryokan thành lập từ năm 718.

Thực tế, Nhật Bản là quê hương của rất nhiều những thứ “có tuổi”. Sudo Honke, nhà sản xuất bia lâu đời nhất thế giới ra đời từ năm 1141. Gia đình kinh doanh lâu đời nhất được biết đến là Kongo Gumi cũng sinh ra tại Nhật Bản.

Danh sách tiếp tục kéo dài, bao gồm cả Yamanashi Prefecture Company, công ty sản xuất hàng hóa cho đền, chùa và quần áo cho các sư thầy thành lập từ năm 1024. Ichimojiya Wasuke, công ty bánh kẹo lâu đời nhất của Nhật Bản được thành lập vào năm 1000...Điểm chung là những công ty này đều được sở hữu bởi gia đình hoặc địa phương.

“Nhật Bản được biết đến với kinh tế nông nghiệp phát triển tốt với dân số đô thị hợp thời. Tầng lớp này chính là cơ sở người tiêu dùng lớn mạnh giúp các công ty phát triển tốt”, theo Hugh Patrick, giám đốc Trung tâm kinh tế và kinh doanh Nhật Bản thuộc trường kinh doanh Columbia.

Theo David Weinstein, giáo sư tại đại học Columbia, một trong những yếu tố khiến các doanh nghiệp này trường tồn lâu đến vậy nằm ở chính quyền người con trưởng. Người con trai lớn nhất trong gia đình được thừa hưởng tất cả tài sản của gia tộc và những công ty tại Nhật có thể được chuyển toàn bộ cho một thành viên duy nhất.

Dẫu vậy, công việc kinh doanh vẫn được hỗ trợ bởi các thành viên trong gia đình và người lớn tuổi. Nhiều nhà thậm chí còn nhận nuôi người nối dõi và đào tạo họ thành người đứng đầu hợp pháp để thừa kế cơ nghiệp.

Nghiên cứu cho thấy những công ty nhận nuôi người nối dõi thường hoạt động tốt hơn những công ty truyền cơ ngơi cho con chính thống. Cả 2 loại công ty này đều làm ăn trơn tru hơn những doanh nghiệp không hoạt động theo dạng gia đình.

Bí quyết kinh doanh thịnh vượng suốt gần 1500 của 1 công ty xây dựng Nhật Bản: Loại con đẻ, để con rể là người thừa kế! - Ảnh 1.

Nhật Bản là quê hương của rất nhiều những thứ “có tuổi”.

Ví dụ điển hình nhất phải kể đến Nintendo - nhà sản xuất thẻ chơi game vào năm 1800. Công ty này sau đó trở thành cái tên hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng điện tử và dĩ nhiên, được sở hữu bởi gia đình.

Tuy nhiên, theo Hugh Whittaker đến từ Viện nghiên cứu Nissan, các doanh nghiệp gia đình cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra sự cân bằng giữa duy trì truyền thống và đổi mới. “Logic làm kinh doanh tại Nhật Bản là logic của sự cam kết chứ không phải lựa chọn”, Whittaker nhận xét.

Quay trở lại với Kongo Gumi - nhà thầu xây dựng lâu đời nhất xứ anh đào. Chính xác thì Kongo Gumi được thành lập vào năm 578 để xây dựng ngôi đền Shitenno-ji - một dự án tầm cỡ quốc gia do Thái tử Shotoku chỉ đạo. Điều này đồng nghĩa với việc Kongo Gumi hơn nước Mỹ những 1.000 năm tuổi, theo The Richest.

Lịch sử lâu đời của Kongo Gumi chỉ ra một số yếu tố chính giúp công ty đạt tuổi thọ vượt trội. Theo Hidekazu Sone, phó giáo sư tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Shizuoka, có những lý do liên quan đến cả kỹ năng và quản lý.

“Về kỹ năng, các nhóm thợ thủ công độc lập đóng một vai trò quan trọng. Họ có năng lực và đã làm việc cho Kongo Gumi. Sự cạnh tranh giữa những người thợ trong nhiều dự án xây dựng đã góp phần giúp họ nâng cao hơn nữa kỹ năng”.

Bí quyết kinh doanh thịnh vượng suốt gần 1500 của 1 công ty xây dựng Nhật Bản: Loại con đẻ, để con rể là người thừa kế! - Ảnh 2.

Độc lạ truyền thống ‘sống khoẻ’ hơn 1.300 năm của các công ty gia đình Nhật Bản: Loại con đẻ, chọn người dưng làm người thừa kế

Bản thân Kongo Gumi không bị mắc kẹt với truyền thống cha truyền con nối. Trong thời kỳ Edo (1603-1868), công ty bị đe dọa bởi sự cạnh tranh từ các nhóm thợ mộc, vậy nên bắt buộc phải chọn người lãnh đạo là những người thợ mộc lành nghề và có năng lực.

Các tài liệu từ Thời kỳ Edo cho thấy Kongo Gumi quyết định không đưa một người con trai cả nào lên nắm quyền nếu anh ta không đủ tốt. Nếu gia đình không có người thừa kế là nam, có thể thu xếp để con gái lấy một người chồng có thể trở thành thợ mộc.

Thay đổi lớn nhất mà nhà thầu này đã trải qua là bị Takamatsu, một công ty xây dựng khác có trụ sở tại Osaka, mua lại vào năm 2006. Chủ tịch Kongo Gumi Kenichi Tone, người đến từ Takamatsu để quản lý công ty, cho biết chìa khóa thành công là “biến nó thành một công ty bình thường”.

Sau khi thuộc sở hữu của Takamatsu, Kongo Gumi bắt đầu công khai các số liệu tài chính. Công ty cũng chia sẻ kế hoạch xây dựng giữa các nhân viên và phát triển sổ tay hướng dẫn, lưu đồ quản lý quy trình kinh doanh. Các biện pháp cũng được thực hiện nhằm quản lý chi phí chặt chẽ.

Takamatsu không cố gắng thay đổi cách làm việc của những người thợ thủ công kiêu hãnh. Việc xây dựng chùa chiền vẫn được thực hiện hầu hết bằng thủ công và theo cách thức hoàn toàn khác. Ví dụ, khi điều kiện thời tiết xấu kéo dài, những người thợ mộc đền thờ sẽ dành nhiều ngày mài cưa và bào gỗ. Vào những ngày khác, họ dành nhiều thời gian để hoàn thiện cẩn thận những phần cắt nhỏ đó.

Kết quả, Kongo Gumi duy trì được trình độ kỹ năng và mối quan hệ với các đền thờ khác dưới sự quản lý của Takamatsu. Công ty cũng giữ được cái tên lâu đời của mình - một vẻ đẹp của sự tin tưởng đúc kết qua nhiều thế kỷ.

Theo: Nikkei

Theo Vũ Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên