Bí quyết ngâm chân dưỡng thận để sống lâu của vua Càn Long: Người hiện đại áp dụng dễ dàng
15 phút ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ là cách đơn giản giúp chúng ta dưỡng hai quả thận, nhờ đó mà tinh anh và sống lâu hơn.
- 20-11-2019Hội chứng kỳ lạ do tư thế rất nhiều người trong chúng ta đang mắc phải trong thời đại smartphone ngập tràn thế giới
- 20-11-2019Không chỉ tốt cho sức khoẻ, tập thể dục thường xuyên đôi khi mang lại hạnh phúc cho bạn hơn cả việc có thu nhập cao ngất ngưởng
- 20-11-2019“Trứng vịt lộn bổ như nhân sâm” nhưng 7 nhóm người này khi ăn nhiều thì không chỉ hại gan, thận mà còn nguy hiểm tính mạng
Bàn chân trái tim thứ 2 của cơ thể
Theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, bàn chân được ví như là trái tim thứ 2 của cơ thể. Nếu biết cách chăm sóc bàn chân tốt sẽ giúp cho con người có một sức khỏe tốt, tinh anh và sống lâu.
Ngoài ra, ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng dưới lòng bàn chân. Cho nên các cụ ngày xưa vẫn dạy con cháu: "Giàu có có thuốc bổ, nghèo khó có ngâm chân".
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, vua Càn Long nhà Thanh là một trong những người áp dụng ngâm chân bằng nước ấm và mát xa như là một trong những biện pháp dưỡng sinh giúp tinh thần minh mẫn và sống lâu.
Ngày nay cuộc sống hiện đại, chúng ta dường như đã quên đi những câu dạy của cổ nhân xưa nên không nhiều người quan tâm tới việc ngâm chân nước ấm trước giờ ngủ.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, ngâm chân nước ấm là việc cực kỳ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Nếu ngâm chân đúng cách sẽ giúp cho máu huyết trong cơ thể lưu thông, toàn cơ thể thư giãn thoải mái giúp cải thiện giấc ngủ.
Ngâm chân liệu pháp dưỡng lục phủ ngũ tạng đơn giản.
Dưới lòng bàn chân còn có huyệt Dũng tuyền là nơi chứa chân dương của thận. Nếu ngâm chân và mát xa huyệt này sẽ giúp dưỡng sinh cho thận. Cách làm đơn giản này giúp cho thận khí, thận thủy luôn được tràn đầy tinh thần và thể lực đều tốt lên.
"Nếu bị đau đầu, khó chịu ngâm chân nước ấm cũng là cách giúp giải phóng khỏi cơn đau. Lưu ý khi bị đau đầu ngâm chân thì nên đứng thẳng người thay vì ngồi để cho khí huyết lưu thông tốt.
Ngâm chân để chữa mất ngủ ngồi thẳng người và thư giãn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, bài trừ mệt mỏi gây mất ngủ.
Ngâm chân dưỡng lục phủ ngũ tạng vừa ngâm vừa mát xa các huyệt dưới lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân", Lương Bùi Hồng Minh nói.
Ai không nên ngâm chân
Ngâm chân rất tốt cho sức khỏe giúp dưỡng lục phủ ngũ tạng nhưng không phải ai cũng dùng được. Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý một số người sau không nên ngâm chân
- Người bị viêm khớp dạng thấp thì không nên ngâm chân bằng nước ấm sẽ khiến cho bệnh sẽ nặng và đau nhiều.
- Người bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân.
- Người bị đái tháo đường không nên ngâm chân vì rất có thể bị bỏng. Do bệnh nhân đái tháo đường thường mất cảm giác ở bàn chân, nếu muốn ngâm chân thì bệnh nhân đái tháo đường cần phải nhờ người khác thử nước giúp. Tuyệt đối không tự ý tăng độ nóng của nước theo cảm giác của bản thân.
Lương y Bùi Hồng Minh cũng cho biết thêm, khi ngâm chân có thể cho thêm muối trắng hoặc nấu với lá lốt, gừng tươi, xả... Đây đều là những loại nguyên liệu dễ kiếm và có tác dụng tốt cho sức khoẻ.
- Dùng lá lốt ngâm chân chữa chứng lạnh chân hay ra mồ hôi
- Ngâm chân với gừng, xả giúp trừ cảm
- Ngâm chân bằng muối giúp giảm tình trạng đau cơ bắp
Khi ngâm chân để đảm bảo an toàn người dân chỉ nên ngâm nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 độ C. Không nên ngâm nước quá nóng có thể gây bỏng da.
Thời gian ngâm chân thích hợp và tốt nhất cho thận là khoảng 21 giờ. Chỉ nên ngâm chân trong khoảng từ 15-20 phút là đủ.
Trí thức trẻ