Bí quyết 'sống tốt, sống khỏe' cho các nhà hàng mùa dịch: Kiếm cả nghìn đô trong vài giờ mà không cần mở cửa
Covid-19 lây lan nhanh chóng, các chủ cửa hàng, quán ăn nhỏ lẻ đã phải tự tìm ra cách để mình có thể sống sót.
- 05-04-2020Startup Shark Tank bán cà phê qua cần câu, quán phở giao dịch bằng ròng rọc
- 31-03-2020Hàng quán từ nhỏ đến lớn chuyển sang bán online: "Duy trì là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê"
- 30-03-2020Cảnh vắng lặng hiếm có của nhà hàng, quán bia Hà Nội trong mùa dịch Covid-19
Cocktail thời thượng Sydney của Golden Gully đã kiếm được 1000 USD chỉ trong vài giờ mà không cần mở cửa.
Phiếu mua Cocktail giảm giá, giao rượu tận nơi và các lớp học nấu ăn với đầu bếp qua Zoom. Những thứ kể trên đều xuất hiện tại Virtual Gully, phiên bản online mới được ra mặt của nhà hàng quán bar này.
Sau khi cả nước bị phong tỏa bởi sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 thì các doanh nghiệp được coi là "không thiết yếu" như nhà hàng, quán bar, quán cà phê, .. cũng do đó mà phải đóng cửa. Tại New York và Los Angeles, Mỹ, các khách sạn đều phải ngưng hoạt động từ giữa tháng 3. Chính phủ chỉ cho phép bán hàng mang đi và giao hàng tận nơi. Một tuần sau đó, Vương quốc Anh cũng áp dụng lệnh cấm này. Và các biện pháp như trên sẽ có hiệu lực tại Úc kể từ bây giờ.
Đối với nhân viên văn phòng, họ có thể làm việc tại nhà, nhưng những nhân viên làm trong nhà hàng hoặc quán bar thì không thể áp dụng hình thức làm việc này. Họ không thể thích nghi cuộc sống bị phong tỏa bởi virus corona. Người dân buộc phải cách ly tại nhà, và đây là một trong những ngành nhạy cảm nhất khi cả thành phố phải đóng cửa. Chỉ riêng ngành khách sạn tại Mỹ đã có 16 triệu nhân viên. Ước tính 1/3 trong tổng 3,2 triệu dân của Vương quốc Anh đang làm trong khách sạn có nguy cơ rủi ro cao.
Một số nơi người ta vẫn còn cầm cự bằng cách cách bán hàng mang đi. Một số khác thì phải đóng cửa hoàn toàn và hy vọng rằng qua dịch sẽ tiếp tục hoạt động trở lại.
Một số nhà hàng thì lại muốn thử một cái gì đó mới. Tiệm bánh Bread Ahead ở London đã có những buổi livestream hướng dẫn làm bánh tại nhà trên Instagram, bán phiếu quà tặng online áp dụng cho các sản phẩm bánh mì,... Quán cà phê Après đã biến quán của mình thành một siêu thị, giao hàng tận nơi cho khách hàng. Còn ở New York, quán cà phê Jack's Wife Freda đã lập nên quỹ GoFundMe để hỗ trợ họ trả tiền cho nhân viên của 3 cửa hàng.
Kate Waldron, người thành lập quỹ GoFundMe nói: "Hầu hết chúng tôi là những người ăn lương theo hình thức làm bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Và khi chính phủ ra lệnh đóng cửa, tất cả chúng tôi trở nên thất nghiệp chỉ sau 1 đêm." GoFundMe đã huy động được 6.500 USD trong tuần trước.
Daniel McBride, đồng sở hữu của Golden Gully, nói: "Một là đối phó với dịch, 2 là phải làm điều gì đó." Dự án Virtual Gully ngày càng đem đến cho họ nhiều tiền hơn so với những gì McBride dự đoán. Nhưng các quan chức tại Úc vẫn không biết khi nào lệnh phong tỏa mới được dỡ bỏ, và người ta vẫn chưa biết liệu chính phủ có ra thêm những biện pháp hà khắc nào hơn không, nên đối với McBride mà nói, thật khó để lạc quan lâu dài.
Ông nói: "Thật tuyệt vời, đó là số tiền mà chúng tôi không nghĩ sẽ có, nhưng nó sẽ chẳng kéo dài được lâu. Đây không phải là một mô hình kinh doanh bền vững."
Chủ sở hữu của Mile End Deli tại New York, Joel Tietolman, cũng có một câu chuyện tương tự vậy. Quán của anh vẫn tiếp tục phục vụ bánh mì tròn, potine (một món ăn của Pháp) và những món khác thông qua một cổng giao hàng trực tuyến có từ trước đại dịch virus corona. Vài ngày sau khi New York ban hành lệnh phong tỏa, Tietolman đã thêm một tính năng vào dịch vụ: Mỗi một thanh toán của khách hàng sẽ là một khoản tài trợ cho những bữa ăn cho các chuyên gia y tế tuyến đầu chống dịch.
Hơn 2000 suất ăn đã được gửi đi trong tuần qua. Nhờ vào tính năng này, cộng với những khách hàng thường xuyên trước đây, giờ đây, Tietolman có đủ sức để duy trì doanh nghiệp và có việc cho nhân viên làm. Anh ước tính doanh thu đạt 40% mức thông thường của tháng 3. Đủ để trả lương cho nhân viên và mua nguyên liệu, nhưng không đủ cho các hóa đơn như tiền thuê nhà, nước và thuế. Và giờ lợi nhuận thậm chí còn không được quan tâm đến.
Ông nói: "Tất cả những điều này xảy ra là kết quả của sự coi thường. Tôi đã không quan tâm đến khả năng tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Và nếu 1 nửa các nhà hàng ở New York tuyên bố phá sản, thì tôi là một trong số đó, hãy biết như vậy".
Giống như sự lây lan COVID-19 đã buộc các công ty trên toàn thế giới đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm việc tại nhà, những gì mà các doanh nghiệp nhỏ lẻ đã làm để sống sót qua mùa dịch cũng sẽ trở thành một phần của công ty.
McBride cho biết Virtual Gully sẽ tiếp tục tồn tại, ngay cả khi Golden Gully đã được phép hoạt động trở lại. Tietolman đã thay đổi cách ông trả lương cho nhân viên. Bây giờ mọi người đều được trả mức lương như nhau, trái ngược với mô hình tiêu chuẩn trước đây, là đầu bếp được trả lương nhiều hơn vì những người này không thể nhận được tiền tip. Ông đã nói, sự thay đổi này sẽ được giữ nguyên khi lệnh phong tỏa của New York được dỡ bỏ.
Tietolman nói: "Cuối cùng, một thế giới mới sẽ được tạo ra. Cách vận hành của các khách sạn cũng sẽ thay đổi."
Vì ăn tối tại chỗ không còn là một lựa chọn nữa, nên nhiều nhà hàng đã cho mình 1 cơ hội hợp tác với Uber Eats hoặc những ứng dụng tương tự. Nhưng Matt Maloney, CEO của Grubhub nói rằng họ nhận được số lượng đăng ký dịch vụ của các nhà hàng gấp "5-10 lần" so với bình thường.
Các ưu đãi sẽ khác nhau, nhưng người ta nói các khoản phí mà công ty này thu chỉ khoảng 30% so với Uber Eats.
Làm thế nào phương pháp này đem đến hiệu quả cho một quán cà phê nhỏ? Jim Papadakis, chủ sở hữu của Queenside, một quán cà phê với mô hình cờ vua ở Sydney nói: "Chúng tôi không biết. Cứ thử xem sao. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác."
Các ứng dụng giao hàng đã cắt giảm chi phí cho các nhà hàng kể từ khi có lệnh phong toả. Uber Eats sẽ miễn phí giao hàng cho 100.000 nhà hàng độc lập trên khắp Hoa Kỳ và Canada cho đến ngày 19 tháng 4. DoorDash có trụ sở tại Hoa Kỳ bỏ luôn phí hoa hồng cho các đơn đặt hàng, cũng như cắt giảm phí đăng ký cho các doanh nghiệp mới. Grubhub sẽ tạm thời hoãn các khoản phí trị giá 100 triệu USD để giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn trong mùa cách ly COVID-19.
Chuyển đổi online là gì?
Chuyển đổi online là hình thức dịch chuyển toàn bộ công đoạn từ quản lý đến vận hành trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp (sale, marketing, chăm sóc khách hàng, vận hành) lên "đám mây". Từ đó, thay vì ngồi bàn giấy, làm việc tập trung, quản lý dữ liệu trên giấy tờ, doanh nghiệp có thể truy cập và xử lý từ bất cứ đâu, bất kể thời gian nào.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi online để tồn tại.
Làm thế nào để chuyển đổi online?
Hệ sinh thái BizFly vận hành bởi VCCORP hiện nay đang cung cấp các giải pháp giúp bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp yếu thế đang chịu tác động mạnh nhất từ tác động của Covid 19 (Bán lẻ, nhà hàng,...) có thể chuyển đổi online ngay lập tức mà không tốn quá nhiều chi phí hay thời gian đào tạo nhân sự.
Các giải pháp trong hệ sinh thái bao gồm:
1. Giải pháp điện toán đám mây giúp doanh nghiệp vận hành ổn định
2. Giải pháp các công cụ Automation bao gồm Chatbot, Email Marketing, CRM - Đăng ký dùng thử
3. Giải pháp Quản lý bán hàng, Quản lý nhà hàng online - Đăng ký dùng thử
Tìm hiểu thêm về Chuyển đổi online tại đây.
Tuy nhiên, nhiều công ty khẳng định số tiền đó không đủ. Việc hoãn hoa hồng của Grubhub thực sự chỉ là tạm hoãn: sau khi hết thời gian phong tỏa, các doanh nghiệp sẽ phải trả lại số tiền họ đã tiết kiệm (tức phí hoa hồng). Trong khi đó, hơn 43.000 người đã ký một bản kiến nghị Change.org yêu cầu tất cả các công ty giao hàng giảm một nửa phí hoa hồng. Một bài kiểm tra nhanh các bảng cân đối kế toán - Uber Eats lỗ 461 triệu USD trong quý cuối cùng của năm 2019 - chứng tỏ rằng công ty này khó có thể đưa ra một mức giá phải chăng.
McBride, làm việc Golden Gully, cảm thấy Instagram thật sự hữu ích, và giờ anh bắt đầu quảng bá Virtual Gully thông qua Facebook. Nếu đây là 15 năm trước, McBride nói, anh ta sẽ buộc phải gọi cho từng khách quen một để quảng cáo dịch vụ. Anh dự định sẽ giao rượu, bia và ly cocktail từ quầy bar đến khách hàng trong suốt cuối tuần.
Anh nói: "Phải biết tận dụng cơ hội hết mức khi còn có thể." Với các biện pháp phong tỏa dự là ngày càng nghiêm ngặt ở Úc, anh có thể không trụ được lâu.
Nhịp Sống Kinh Tế/Cnet
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19