Bí thư Bình Định: 'Nhà máy thép có mét khối nước thải nào đổ ra biển, tôi chịu trách nhiệm'
Trước những tâm tư, lo lắng của người dân về "siêu" dự án gang thép Long Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng khẳng định, nếu sau này làm nhà máy thép có mét khối nước thải nào đổ ra biển, ông sẽ chịu trách nhiệm.
- 30-05-2023Bình Định thông tin về chủ trương siêu dự án gang thép gần 2,6 tỉ USD
- 09-05-2023Bình Định bứt phá mạnh mẽ trên nền tảng 5 trụ cột kinh tế
- 07-05-2023Bình Định tập trung phát triển 5 trụ cột tăng trưởng
Đưa người dân vùng dự án tham quan dự án tương tự
Ngày 30/5, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã có cuộc gặp gỡ hơn 500 hộ dân thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, để thông tin về chủ trương thực hiện dự án khu liên hợp gang thép Long Sơn.
Năm 2022, UBND tỉnh Bình Định có quyết định chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Gang thép Long Sơn Phù Mỹ đầu tư dự án Khu liên hợp Gang thép Long Sơn tại thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn) với diện tích dự kiến trên 468ha, tổng vốn 53.500 tỷ đồng.
Mới đây nhất, công ty này tiếp tục đăng ký đầu tư xây dựng Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn giai đoạn 1 (tại xã Hoài Mỹ) với tổng vốn đầu tư dự kiến 6.800 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, tỉnh muốn phát triển cần phải có dự án lớn để dẫn dắt, để phát triển kinh tế - xã hội. "Dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn được xác định là một trong những dự án đầu tàu dẫn dắt, tạo cú hích để phát triển kinh tế của tỉnh", ông Tuấn nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng khẳng định, quan điểm nhất quán của tỉnh là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.
Hiện, dự án trên mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu để lập dự án đầu tư. Sau khi lập dự án đầu tư xong mới tổng hợp các nội dung để trình tỉnh phê duyệt. Nếu tỉnh Bình Định đồng ý thì mới trình ra Trung ương, các Bộ, ngành phê duyệt.
Đáng chú ý, dự án muốn được tỉnh Bình Định thông qua trước khi triển khai đầu tư phải có công nghệ phải tiên tiến, hiện đại; đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn của Việt Nam; người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án khi tái định cư phải có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ, tạo sinh kế ổn định và lâu dài hơn; không vi phạm phạm vi bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tự nhiên đã được công nhận ở trên địa bàn.
Cũng theo ông Tuấn, qua lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, tỉnh cũng thêm một số nội dung như: Địa danh thôn Lộ Diêu và các tổ chức chính trị của thôn sẽ được giữ như hiện nay. Đặc biệt, nếu các điều kiện trên không được đảm bảo thì chắc chắn dự án này tỉnh sẽ không thông qua.
"Tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với nhà đầu tư tổ chức cho người dân đi tham quan tại các khu vực có dự án tương tự, trong đó có dự án Formosa ở Hà Tĩnh. Khi về người dân sẽ tiếp tục có ý kiến đóng góp với cơ quan Nhà nước và tỉnh sẽ tiếp thu để điều chỉnh phù hợp với nguyện vọng của người dân, quy định của pháp luật", Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thông tin.
Người dân vẫn hoài nghi về dự án
Tại buổi thông tin chủ trương về dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn, người dân thôn Lộ Diêu bày tỏ những băn khoăn, tâm tư khi nơi đây đã gắn bó với họ từ lâu đời.
Ngoài ra, người dân thôn Lộ Diêu cũng bày tỏ quan điểm chưa đồng thuận việc triển khai dự án, qua đó cũng mong muốn lãnh đạo tỉnh Bình Định xem xét lại.
"Tại sao chúng ta không làm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng hay du lịch giáo dục để giáo dục cho thế hệ sau bởi chiến tích của thôn Lộ Diêu", ông Hồ Đức Minh (58 tuổi) kiến nghị.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng, ông sinh ra, lớn lên từ nông thôn, trưởng thành và cả cuộc đời gắn bó với quê hương Bình Định nên rất hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con.
"Mỗi khi có một cái gì khác đi lại tạo phản ứng là tất nhiên và chúng tôi hết sức cân nhắc điều này. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chắt chiu từng cơ hội phát triển cho tỉnh nhà. Bây giờ, nếu không tìm hướng đi cho tỉnh thì chúng ta sẽ như thế nào", ông Dũng nói.
Ông Dũng nhìn nhận, nếu chỉ duy trì như hiện nay, thu ngân sách trừ tiền bán đất thì mới đáp ứng 40% nhu cầu chi cho tỉnh, còn 60% phải xin Trung ương. Đồng thời, nếu vẫn duy trì cuộc sống cũ, đánh bắt nay có mai không, ruộng đồng thì không thể phát triển được nữa.
Do đó, ông Dũng cho rằng, cần phát triển công nghiệp, dựa vào các cảng biển. Trong đó, Cảng Quy Nhơn nằm ngay trong thành phố nhưng không ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, giờ cảng này đã quá chật. Sau khi khảo sát rất nhiều năm, tỉnh thấy rằng cần mở một cảng mới về phía Bắc, đưa hàng hóa ra thế giới.
"Nước ta có nhiều nhà máy thép. Sự cố lớn nhất của Fomosa là dùng nước làm nguội thép và thải ra môi trường. Nay công nghệ này đã bị cấm. Công nghệ luyện thép của Long Sơn hoàn toàn khép kín, không xả thải ra môi trường. Nếu sau này làm nhà máy thép có mét khối nước thải nào đổ ra biển thì tôi chịu trách nhiệm", ông Dũng khẳng định.
Dự kiến di dời toàn bộ dân cư thôn Lộ Diêu
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ KH&ĐT về việc thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Đầu tư cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn giai đoạn 1.
Cụ thể, dự án Đầu tư cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn giai đoạn 1 (tại xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn) được Công ty CP Gang thép Long Sơn Phù Mỹ đề xuất với tổng vốn đầu tư dự kiến 6.800 tỷ đồng; diện tích đất dự kiến sử dụng là 496,9 ha (trong đó 473,9 ha hiện trạng là đất mặt nước).
Dự án có quy mô đầu tư 10 cầu cảng (2.525 m), tiếp nhận cỡ tàu trọng tải 250.000 DWT; khối lượng bốc dỡ hàng hóa theo hồ sơ thiết kế từ 21 - 23 triệu tấn/năm.
Dự án cảng hình thành sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của Khu liên hợp gang thép Long Sơn, đảm bảo tiến độ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tỉnh Bình Định ước tính sơ bộ, dự án cảng chuyên dùng được xây dựng và đi vào hoạt động tích hợp sẽ giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 7.500 người (giai đoạn 1 là 3.000 người); ước tính nộp ngân sách ở giai đoạn thi công khoảng 4.926 tỷ đồng, ở giai đoạn đi vào sản xuất toàn bộ dự án khoảng 10.395 tỷ đồng, đóng góp Tổng sản phẩm địa phương theo giá hiện hành khoảng 20.524 tỷ đồng khi dự án đi vào hoạt động.
Đáng chú ý, khu vực dự án bao trùm toàn bộ dân cư của thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ) và khi thực hiện dự án phải di dời toàn bộ dân cư khoảng 566 hộ của thôn này.
Để ổn định cuộc sống người dân, ngoài các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định, tỉnh Bình Định cũng đã bổ sung thêm khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đã đề xuất hỗ trợ tăng thêm từ nguồn kinh phí của công ty.
Nhà đầu tư