MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bình Định: Gặp khó trong giải phóng mặt bằng thi công cao tốc Bắc - Nam

Tại một số địa phương; trong đó có Bình Định lại đang gặp khó trong việc giải bài toán về giải phóng mặt bằng thi công cao tốc Bắc - Nam, còn nhà thầu thi công lo “trễ hẹn”.

Bình Định: Gặp khó trong giải phóng mặt bằng thi công cao tốc Bắc - Nam- Ảnh 1.

Người dân căng băng rôn cản trở việc thi công dự án cao tốc Bắc - Nam.

Tại Phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tổ chức cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương cần xác định giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm và cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giải quyết dứt điểm vướng mắc trong đối với Dự án cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, tại một số địa phương; trong đó có Bình Định lại đang gặp khó trong việc giải bài toán về giải phóng mặt bằng, còn nhà thầu thi công lo “trễ hẹn”.

Khi dự án cao tốc Bắc - Nam được triển khai, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân có hơn 320 hộ dân bị ảnh hưởng. Chủ yếu là ảnh hưởng về đất nông nghiệp, đất ở và đất rừng. Đến nay, vẫn còn nhiều hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng cho dự án vì cho rằng mức giá đền bù, xác định nguồn gốc đất chưa thỏa đáng với mong muốn, nguyện vọng của họ. Thậm chí, treo băng rôn để phản đối.

Chị Nguyễn Thị Gấm, xã Ân Tường Đông cho hay, chị rất đồng tình, ủng hộ với chủ trương của nhà nước và sẵn sàng bàn giao đất. Chị chỉ bức xúc là tại sao đất của các hộ dân sát cạnh được đền bù còn nhà chị thì không? Nghịch lý hơn là đất này trồng mì (sắn) nhưng xã lại khẳng định là đất trồng lúa. Chị đã có đơn kiến nghị gửi lên tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Cảnh, xã Ân Tường Đông chia sẻ: “Đất của tôi đã canh tác từ lâu nay, việc khai hoang vỡ hóa dân làng có thể làm chứng, thậm chí chính quyền cũng đã kiểm tra, xác minh rõ thông tin này nhưng đền bù lại không đúng đối tượng”.

Tại các buổi tiếp xúc cử tri, những hộ dân này đã phản ánh, kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân thông tin, trên tinh thần xử lý triệt để các yêu cầu, kiến nghị của bà con nhân dân, thời gian qua các tổ công tác xuống kiểm tra hiện trường, tổ chức đối thoại trực tiếp với từng hộ dân. Đồng thời, giải thích cặn kẽ trường hợp nào thuộc diện được nhận tiền đền bù và không được nhận tiền đền bù, diện tích nào chỉ được hỗ trợ bằng một lần giá đất nông nghiệp cùng loại.

“Một số diện tích đất không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; số khác không đủ cơ sở để xác định đất hộ gia đình khai hoang, vỡ hóa. Do đó, huyện không thể căn cứ áp dụng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 30 của UBND tỉnh”, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân Nguyễn Xuân Phong cho biết thêm.

Cũng theo ông Phong, đối với trường hợp có đơn yêu cầu, khiếu nại, UBND huyện đã có văn bản trả lời và có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho từng trường hợp. UBND tỉnh đã giải quyết khiếu nại lần 2 và công nhận kết quả nội dung giải quyết khiếu nại lần đầu. Huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và chấp hành đúng quy định pháp luật, tuyệt đối không được cản trở, chống đối ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 qua địa phận tỉnh Bình Định có tổng chiều dài toàn tuyến 118 km. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã hoàn thành bàn giao hơn 99% diện tích mặt bằng cho chủ đầu tư. Mới đây, UBND tỉnh cũng đã đốc thúc các địa phương tổ chức làm việc cụ thể với từng trường hợp còn tồn tại, yêu cầu phải hoàn thành dứt điểm việc bàn giao mặt bằng trước ngày 15/5/2024. Thế nhưng, dù đã quá hạn nói trên, tỉnh vẫn chưa thực hiện xong.

Theo Lê Phước Ngọc

Báo tin tức

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên