Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế môi trường với xăng, dầu
Với riêng xăng sinh học, Bộ Công Thương cho rằng thuế môi trường nên áp ở mức bằng 75%-80% so với xăng khoáng.
Bộ Công Thương vừa đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu và trình phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng , dầu ở mức phù hợp.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, tỉ trọng thuế, phí trong giá xăng, dầu hiện ở mức cao. Cụ thể, khoảng 55%-60% đối với mặt hàng xăng, 35%-40% đối với mặt hàng dầu. Trong đó, thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11%-20% đối với mặt hàng dầu.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cho rằng cần xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5 RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học. "Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 RON92 đang ở mức 3.800 đồng/lít. Việc tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 bằng 95% mức thuế bảo vệ môi trường của xăng khoáng RON92 như hiện nay là chưa phù hợp. Không nên áp dụng một cách cơ học mức thuế 95% mà phải đánh giá dựa vào mức độ khí phát thải khi sử dụng xăng E5" - Bộ Công Thương lý giải.
Dẫn các nghiên cứu đã được thực hiện, Bộ Công Thương cho biết việc sử dụng xăng E5 RON92 làm giảm đáng kể các khí thải gây ô nhiễm môi trường, như: khí CO giảm 27,76%; HC giảm 16,23%... so với các loại xăng khoáng thông thường.
Vì vậy, Bộ Công Thương nhấn mạnh cần cân nhắc đưa ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5 RON92 dựa theo mức độ phát thải chỉ khoảng 75%-80% mức thuế đối với xăng khoáng.
Người Lao Động
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19