MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ KHĐT: Nợ công Việt Nam có xu hướng giảm!

Từ 63,7% GDP cuối năm 2016, nợ công Việt Nam đã giảm xuống còn khoảng 61,4% trong năm 2018.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đã đưa ra nhiều con số đáng lưu ý tại Hội nghị trực tuyến Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch trong năm 2019 sáng 24/9.

Theo tính toán của Bộ, GDP năm 2018 dự kiến đạt 6,7%, thậm chí có triển vọng cao hơn. Nền kinh tế có quy mô ước đạt 5,55 triệu tỷ đồng, tương đương 240,5 tỷ USD. Trong năm 2017, quy mô nền kinh tế Việt Nam là 220 tỷ USD.

Đại diện Bộ KHĐT cũng cho biết nợ công đang trong xu hướng giảm. Cụ thể, nợ công từ mức 63,7% GDP năm 2016 xuống còn 61,4% trong năm 2018.

Như vậy, theo tính toán, nợ công ước khoảng 3,41 triệu tỷ đồng.

Số thu ngân sách, theo ghi nhận tăng 3% so với dự toán và 5,5% so với năm ngoái, ước đạt 1,35 triệu tỷ đồng. Bội chi ngân sách khoảng 3,67%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 13,3%, bằng 34% GDP. Giải ngân vốn FDI đạt khá, ước đạt 18 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2017.

Năm 2017, giải ngân vốn FDI là 17,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Bộ KHĐT cũng cho rằng xuất khẩu đang tiếp tục đà tăng trưởng. Ngoài ra, Bộ KHĐT cho rằng các chỉ số lạm phát đang được kiểm soát…

Tuy nhiên, phía Bộ KHĐT cũng cho biết vẫn còn nhiều hạn chế trong bức tranh chung về kinh tế, trong đó, đề cập đến việc nền kinh tế chưa được cơ cấu triệt để, tiến độ thực hiện chậm.

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam, đến nay, vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn thay vì công nghệ, xuất nhập khẩu dễ bị tổn thương do các nhân tố bên ngoài. Việc quản lý tài nguyên, môi trường còn gặp nhiều thách thức…

Theo quan điểm của Bộ KHĐT, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 – 2020 dù là khả quan nhưng thách thức vẫn sẽ tồn tại, đan xen. Trong đó, khó khăn lớn nhất là bởi yếu tố bên ngoài, do nền kinh tế có quy mô nhỏ trong khi độ mở lớn, lại đặt trong bối cảnh thương mại thế giới đang có nhiều bất ổn.

Chính bởi vậy, trong thời gian tới, Bộ KHĐT cho răng áp lực sẽ dồn nặng hơn lên các chính sách lớn như điều hành tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, lạm phát…

T.Công

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên