MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bố mất để lại khoản nợ 2 tỷ, tôi chật vật trả thay rồi chết lặng khi thấy “hợp đồng vay tiền” từ họ hàng

03-05-2024 - 07:35 AM | Sống

Thay bố trả khoản nợ 2 tỷ, tôi sững sờ khi thấy nội dung ghi trong “hợp đồng vay tiền”.

Bài tâm sự đầy nước mắt của anh Trương trên mạng xã hội Trung Quốc mới đây đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng nước này.

Biến cố: Bố mất để lại khoản nợ 2 tỷ, anh trai rũ áo bỏ đi, em gái không có khả năng chi trả

Cách đây 3 năm, bố tôi qua đời vì bạo bệnh. Trước giờ phút lâm chung, ông căn dặn các con thay ông trả khoản nợ 600.000 NDT (khoảng hơn 2 tỷ đồng) cho bác cả. Đây là khoản tiền riêng vay mượn làm ăn trước đây của bố và bác cả nhưng chẳng may thua lỗ nên chưa trả hết.

Bố mất để lại khoản nợ 2 tỷ, tôi chật vật trả thay rồi chết lặng khi thấy “hợp đồng vay tiền” từ họ hàng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi biết tin này, cả 3 anh em chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng. Mãi đến khi nhận được cái gật đầu xác nhận từ mẹ chúng tôi mới tin đây là sự thật.

Ngay khi biết tin, cả nhà cùng bàn bạc xem trả nợ thay bố như nào thì anh trai tôi đùng đùng đòi qua nhà bác cả đối chất, sau đó lại cãi vã với mẹ tôi. Anh nói rằng: "Đấy là khoản tiền không nhỏ, giờ bắt con trả thì kiếm đâu ra. Con còn phải lo cho gia đình vợ con con nữa nên không có tiền. Tiền bố mẹ vay giờ bố mất, mẹ bán nhà đi mà trả nợ".

Nghe tới đây mẹ tôi không khỏi bật khóc nức nở, anh trai sau ngày hôm đó cũng bỏ đi không thèm quay lại.

Nhà còn lại tôi và em gái, tuy nhiên em gái cũng lập gia đình, kinh tế cũng không vững vàng là bao nên sau cùng dù không từ chối thẳng thừng như anh trai nhưng cũng không nói sẽ hỗ trợ.

Nhìn mẹ một mình buồn bã, tôi quyết định sẽ đứng ra gánh vác khoản nợ này.

Bố mất để lại khoản nợ 2 tỷ, tôi chật vật trả thay rồi chết lặng khi thấy “hợp đồng vay tiền” từ họ hàng- Ảnh 2.

Bố mất để lại khoản nợ 2 tỷ, tôi chật vật trả thay rồi chết lặng khi thấy “hợp đồng vay tiền” từ họ hàng. Ảnh minh họa

Sau khi xin bác cả khất nợ thêm 3 năm, tôi điên cuồng vừa học tập vừa làm việc để tăng thêm thu nhập. Sau gần 3 năm cũng bỏ ra được 300.000 NDT (khoảng hơn 1 tỷ đồng). Bản thân tôi trước đó cũng có một khoản tiền tiết kiệm 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) định gom thêm một khoản tiền nữa sẽ mua nhà rồi tìm đối tượng kết hôn. Giờ đành tạm gác lại, thay vào đó tôi quyết định mang toàn bộ 600.000 NDT tới trả cho bác như đã hứa.

Ngày tới đưa tiền trả cho bác, tôi thở phào nhẹ nhõm vì rũ bỏ được nỗi lo trong lòng. Tuy nhiên, diễn biến sự việc sau đó lại khiến tôi chết lặng, không dám tin đây là sự thật.

Ngày trả nợ, tôi chết lặng khi nhận tờ "hợp đồng vay tiền" từ tay bác cả

Chỉ biết khi đó bác cả giao lại cho tôi một tờ "hợp đồng vay mượn" đã rất cũ, trên đó ghi nội dung vay mượn 600.000 NDT của bố tôi. Tuy nhiên, bác cả cho biết khoản tiền này đã được bố tôi hoàn trả đầy đủ từ 5 năm trước.

Vào lúc tôi vẫn đang sững sờ, không biết chuyện gì đang diễn ra thì bác cả đưa cho tôi một bức thư. Nhìn nét chữ tôi nhận ra ngay đây là chữ của bố:

"Gửi các con yêu dấu,

Cho bố xin lỗi vì đã dùng cách này để thử thách các con. Thực ra bố chỉ muốn mấy anh em gắn kết, cùng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn mà thôi. Mong các con đừng giận bố nhé.

Nhà chúng ta cũng cũng chẳng giàu có gì nhưng bố vẫn có ít quà nhỏ để lại cho các con. Mong các con mãi đoàn kết và yêu thương nhau".

Sau khi đọc xong bức thư, tôi không khỏi rưng rưng nước mắt. Lúc này bác cả kể rõ đầu đuôi cho tôi biết đồng thời ngỏ ý sẽ chuyển toàn bộ 900.000 NDT (khoảng hơn 3 tỷ đồng) mà bố gửi lại cho riêng tôi.

Vốn khoản tiền này sẽ chia đều cho cả 3 anh em nhưng bác nghĩ giờ chỉ có mình tôi xứng đáng nhận.

Bố mất để lại khoản nợ 2 tỷ, tôi chật vật trả thay rồi chết lặng khi thấy “hợp đồng vay tiền” từ họ hàng- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Mẹ tôi cũng ủng hộ quyết định này của bác cả, tuy nhiên tôi lại luôn canh cánh trong lòng, thậm chí rất buồn vì cuối cùng nguyện vọng của bố là "anh em đoàn kết" lại không thực hiện được. Thực lòng mà nói tôi muốn chia đều khoản tiền này nhưng bác tôi nói rằng không nên. Hiện tại tôi không biết phải làm thế nào mới hợp lý.

Theo Nhã Ý

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên