'Bỏ ra hàng nghìn tỷ cho thứ chưa từng có này có đáng không' - Giải mã cuộc tranh cãi đang nảy lửa ở Trung Quốc
Bài viết của Sohu (Trung Quốc) nói về một công trình tham vọng ở khu vực nổi tiếng với thế giới và cả Việt Nam.
- 10-11-2023Hô hào đồng minh cấm vận Iran, vì sao Mỹ vẫn chỉ có thể đứng nhìn Trung Quốc trở thành khách “sộp” mua vàng đen của nhà nước Cộng hòa Hồi giáo?
- 10-11-2023Trung Quốc chứng minh made in China "không phải dạng vừa đâu": Tạo một ‘chiến thần’ ứng dụng gây sốt ở phương Tây, vừa về châu Á đã khiến người dân Nhật Bản, Hàn Quốc mê mẩn
- 10-11-2023Cảnh tượng trái ngược 180 độ sau 1 năm ở hội chợ hàng đầu thế giới: Trung Quốc hấp dẫn đến thế nào?
Hình minh họa.
Công trình tham vọng tại khu vực nổi tiếng với thế giới và cả Việt Nam
Các công trình hạ tầng giao thông quy mô ở Trung Quốc luôn thu hút sự chú ý của không chỉ thế giới mà còn chính người dân nước này.
Và một trong số đó là Cao tốc Hoàn- Phiên nối khu vực Hoàn Thành của thành phố Đông Hoản và Phiên Ngung của Tỉnh Quảng Đông, thứ hiện là tâm điểm tranh cãi.
Lý do tranh cãi rất đơn giản vì đây là cao tốc trên cao có kiến trúc 2 tầng bắt mắt và sáng tạo - nhưng cũng đồng nghĩa với các vấn đề về chi phí, hiệu quả sử dụng và tính bền vững.
Cao tốc Hoàn- Phiên rất quan trọng vì nó không chỉ giúp giảm tắc nghẽn giao thông giữa hai thành phố này mà còn góp phần kết nối 2 đô thị lớn và quan trọng hơn là Quảng Châu và Huệ Châu.
Từ lâu khu vực này của Tỉnh Quảng Đông đã được biết tới với thế mạnh sản xuất công nghiệp và đặc biệt là Đông Hoản hiện là nơi được mệnh danh là "Công xưởng của Thế giới".
Tuy nhiên việc thiếu các tuyến cao tốc khiến người lao động phải mất nhiều giờ để đi lại giữa các thành phố - đặc biệt là trong những ngày nghỉ lễ.
Cao tốc Hoàn-Phiên sẽ rút ngắn thời gian lái xe giữa 2 thành phố từ 2 giờ xuống chỉ còn 35 phút.
Bản đồ khu vực (Nguồn: Google map).
Thiết kế và chi phí
Trong thiết kế cao tốc 2 tầng trên cao, tầng trên là đường cao tốc chính, còn tầng dưới có thể được sử dụng cho các mục đích khác như đường cao tốc đô thị. Phần mặt đất vẫn có thể được sử dụng làm đường tỉnh huyện.
So với đường cao tốc thông thường, cấu trúc này giúp tiết kiệm tài nguyên đất của Trung Quốc - nơi đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng và đất đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá.
2 đường cao tốc riêng biệt truyền thống chắc chắn sẽ ngốn nhiều tài nguyên đất hơn, và đó là chưa kể tới việc giải phóng mặt bằng.
Số tiền chi cho từng mét vuông mặt bằng được giải phóng được nhân lên sẽ trở thành hàng tỷ Nhân dân tệ (hàng nghìn tỷ đồng), tuy nhiên đó là chưa tính đến thiệt hại do tác động đến người dân và các doanh nghiệp.
Tuy nhiên chi phí xây dựng cao tốc kiểu này cũng đáng quan ngại.
Ví dụ như khoảng 30 triệu Nhân dân tệ (khoảng 100 tỷ đồng) là đủ để hoàn thiện 1 km đường cao tốc thông thường trên đồng bằng, khoảng 40 triệu Nhân dân tệ (134 tỷ đồng) cho khu vực đồi núi.
Nhưng chi phí xây dựng 1km cao tốc trên cao 2 tầng sẽ khoảng từ 150 (500 tỷ) đến 200 triệu Nhân dân tệ (670 tỷ đồng) - tức là gấp khoảng 4 lần đường cao tốc thông thường.
"Bỏ ra hàng nghìn tỷ cho thứ chưa từng làm này có đáng không"
Con số nói trên đặt ra câu hỏi liệu chi phí xây dựng cao như vậy có xứng đáng hay không
Để đánh giá đầy đủ giữa chi phí và lợi ích của việc xây dựng Cao tốc Hoàn - Phiên, chúng ta phải xem xét nhu cầu khu vực và lợi ích kinh tế.
Sự đặc biệt của khu vực quyết định tính hợp lý của công trình này.
Là một trung tâm sản xuất, Đông Hoản có một lượng lớn doanh nghiệp công nghiệp và đi cùng với đó là dân số lớn. Mỗi dịp lễ tết, một lượng lớn công nhân ngoại tỉnh về nhà đã gây ùn tắc giao thông.
Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn gây tổn hại cho nền kinh tế khu vực.
Việc xây dựng Cao tốc Hoàn-Phiên có thể chuyển hướng luồng giao thông tới Cầu Hổ Môn (tây nam Đông Hoản), từ đó giảm bớt áp lực và nâng cao hiệu quả giao thông. Ngoài ra, việc thiết kế cao tốc 2 tầng trên cao giúp tiết kiệm tài nguyên đất và giảm chi phí giải phóng mặt bằng.
Cân nhắc tất cả các vấn đề, có thể tạm kết luận rằng Cao tốc Hoàn-Phiên không phải là lãng phí mà là sự lựa chọn hợp lý dựa trên nhu cầu khu vực và hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Mặc dù chi phí xây dựng cao nhưng dự án này có thể cải thiện đáng kể điều kiện giao thông trong khu vực, tăng các lợi ích kinh tế và giảm chi phí chiếm dụng tài nguyên đất cũng như chi phí phá dỡ.
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đô thị và công nghiệp hóa, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng hợp lý sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực.
Cuối cùng, người Trung Quốc cần nhận ra rằng việc xây dựng hạ tầng cần phải dựa trên nhu cầu thực tế của các khu vực chứ không thể khái quát hóa. Cao tốc 2 tầng trên cao có thể không phù hợp với tất cả nhưng trong một số khu vực đặc biệt, nó có thể là giải pháp hiệu quả.
Nhịp sống thị trường