MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói về dự án sân bay Sa Pa

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1. Hiện, dự án chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc , kết hợp công bố quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra hôm nay (24/5) tại Phú Thọ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói về dự án sân bay Sa Pa- Ảnh 1.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc. (Ảnh: MPI).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời gian qua, Thủ tướng đã ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư nhiều dự án cao tốc, quy mô lớn, góp phần thay đổi bộ mặt kết cấu hạ tầng của vùng. Trong đó, dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai (theo hình thức BOT) đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1. Dự án chưa lựa chọn được nhà đầu tư. Tỉnh Lào Cai đang điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để tăng vốn ngân sách Nhà nước tham gia vào dự án.

Về quy mô, C ảng hàng không Sa Pa sẽ xây dựng đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C với công suất 1,5 triệu khách/năm. Tổng vốn đầu tư 4.208 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 2.103 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác vào ngày 24/12/2023, giúp tăng thêm khoảng 40 km đường cao tốc, quy mô 4 làn từ đó kết nối với cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

"Với dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, hai địa phương đang rà soát, đề xuất phương án mở rộng lên quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, đồng thời kéo dài từ Bắc Quang (Hà Giang) đến TP. Hà Giang”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói về dự án sân bay Sa Pa- Ảnh 2.

Đầu tư dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. (Ảnh: VGP).

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) đang xảy ra một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, chỉ tiêu sử dụng đất tại tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 cần tăng thêm 188 ha đất giao thông. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cần nhiều thời gian. Khả năng huy động vốn của nhà đầu tư cũng gặp khó khăn, theo đó dự án đang thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư để nâng mức tham gia của ngân sách Nhà nước lên thêm 3.220 tỷ đồng. Dự án này dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 với chiều dài 93 km trong năm 2025 (chiều dài toàn tuyến 121 km).

Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, toàn tuyến dự án (4 đoạn) cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) hiện nay chưa khởi công và chậm so với tiến độ phê duyệt.

Ngoài ra, các Bộ, ngành cũng nghiên cứu phương án đầu tư một số dự án: Tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến Đoan Hùng - Chợ Bến, giai đoạn 2 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến cao tốc Bắc kạn - Cao Bằng, tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên - cửa khẩu quốc tế Tây Trang, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Các địa phương đang rà soát, xây dựng phương án nâng quy mô các tuyến cao tốc lên 4 làn hoàn chỉnh, bổ sung các tuyến kết nối, nút giao để phát huy hiệu quả các cao tốc trên địa bàn.

Theo Việt Linh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên