Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói về động lực và rủi ro của nền kinh tế
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Từ quý IV/2022, kinh tế Việt Nam bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố trong nước và quốc tế. Nhiều nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang dần giảm tốc, các dấu hiệu bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp đang dần hiện rõ.
- 24-01-2023Thưởng Tết bình quân 6,8 triệu đồng, cao nhất 1 tỉ đồng: Bạn ở mức nào?
- 24-01-2023Độc lập, tự chủ kinh tế: Doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh, làm nền tảng và dẫn dắt nền kinh tế
- 27-01-2023Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa
Nhân dịp năm mới Quý Mão, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đã chia sẻ với Tiền Phong về tình hình nền kinh tế với những tác động trực tiếp và gián tiếp, giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp trong năm 2023.
- Thưa Bộ trưởng, năm 2022 nhiều biến động khó lường của kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ tới kinh tế Việt Nam, nhiều “trục trặc” đã xảy ra như: Xăng dầu khan hiếm, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp biến động, thị trường bất động sản đóng băng… Thực tế này cho chúng ta bài học gì trong cách điều hành kinh tế của năm 2023, thưa ông?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Từ cuối tháng 10/2022 trở lại đây, các động lực tăng trưởng, sản xuất công nghiệp… có xu hướng chậm lại; các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn của nước ta bị thu hẹp; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro, nhiều vướng mắc, bất cập chưa được xử lý, tháo gỡ triệt để; niềm tin thị trường giảm sút. Thị trường tiền tệ, ngoại hối chịu áp lực lớn; xuất hiện tình trạng khó khăn, có thời điểm xuất hiện “nút thắt” về dòng tiền, thanh khoản của nền kinh tế.
Trước những vấn đề nêu trên, Chính phủ đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để ứng phó.
Từ thực tiễn trong công tác điều hành, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, đó là: Thứ nhất , bám sát đường lối, quan điểm điều hành của Đảng, Nhà nước, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, sâu sát thực tiễn.
Thứ hai , trong bối cảnh càng có nhiều khó khăn, thách thức, càng phải đoàn kết, chung tay, đồng lòng, chia sẻ khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm, kiên trì, kiên định thực hiện mục tiêu nhưng thích ứng linh hoạt, quyết liệt hiệu quả trong điều hành.
Thứ ba , theo dõi sát, chủ động, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, bình tĩnh, bản lĩnh, tự tin, chủ động phương án ứng phó với các tình huống bất ngờ phát sinh.
Thứ tư , tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, “nói đi đôi với làm”; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, tránh độ trễ trong khâu triển khai nhằm gia tăng hiệu quả tác động của chính sách.
Thứ năm , huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa yếu tố nội lực và ngoại lực, giữa trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Từ những tháng cuối năm 2022, đơn hàng xuất khẩu giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn (ảnh: Như Ý)
- Có những doanh nghiệp phản ánh rằng thời điểm hiện tại còn khó khăn hơn thời kỳ giãn cách COVID-19. Nhiều thách thức hiện hữu, như đơn hàng bị cắt giảm trong quý IV/2022 và quý I/2023, chi phí đầu vào tăng cao, diễn biến thị trường khó đoán định và rủi ro suy thoái toàn cầu. Từ góc độ người thiết kế chiến lược chính sách, Bộ trưởng nhìn nhận những khó khăn đó như thế nào, đâu là giải pháp để doanh nghiệp có thể bước qua giai đoạn này?
Từ quý IV/2022, kinh tế Việt Nam bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố trong nước và quốc tế. Nhiều nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang dần giảm tốc, các dấu hiệu bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp đang dần hiện rõ.
Trong năm 2023, dự báo thế giới sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu, kịch bản mà nhiều chuyên gia dự báo là kinh tế Mỹ và các nước phát triển sẽ rơi vào suy thoái với lãi suất duy trì ở mức cao để kiềm chế lạm pháp.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2025, bao gồm nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện ngay trong ngắn hạn và nhóm giải pháp trong dài hạn.
Theo đó , để hỗ trợ doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển, cởi trói, giải phóng tiềm lực của các doanh nghiệp khu vực tư nhân; đồng thời đổi mới các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường.
Cụ thể, tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi như cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ - chính quyền điện tử; liên thông các thủ tục giữa các bộ ban ngành để giúp doanh nghiệp, người dân giảm thiểu thời gian, công sức, chi phí; có giải pháp phù hợp hỗ trợ đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; xử lý kịp thời các khó khăn trong ngắn hạn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh; tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển bất động sản, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cho người có thu nhập thấp.
Cùng đó, cung cấp thường kỳ các thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất/nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp có các kế hoạch thích ứng phù hợp; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước; điều hành giá xăng phù hợp với tình hình thực tiễn, công khai, minh bạch, hiệu quả, hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân...
- Khó khăn về vốn đang là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Là cơ quan tham mưu chính sách cho Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những kiến nghị gì, thưa Bộ trưởng?
Để tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp nói riêng, cho nền kinh tế nói chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ giao cho các bộ, ngành liên quan thực hiện nhiều giải pháp. Cụ thể:
Một là, triển khai quyết liệt, hiệu quả, thực chất, toàn diện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ xem xét cho ý kiến và chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách, rà soát, điều chỉnh nguồn lực từ các chính sách khó triển khai hoặc không thực hiện hết cho các chính sách còn dư địa (như chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà…).
Hai là, tiếp tục phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thành kênh huy động vốn quan trọng, an toàn cho doanh nghiệp…; hoàn thiện cơ chế, chính sách về trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ổn định và phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp tiếp tục chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để giảm áp lực dòng tiền, hỗ trợ doanh nghiệp.
Ba là, tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp; phát triển những loại hình định chế tài chính trung gian mới; xem xét cho phép triển khai thí điểm khung chính sách pháp lý riêng nhằm tạo sự lựa chọn cho nhà đầu tư, kênh hút vốn cho doanh nghiệp.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Tiền Phong