MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: ‘Tôi từng nuôi heo’

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nói tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai các biện pháp ổn định thị trường và phát triển chăn nuôi heo chiều 29-8 tại Hà Nội.

Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước trong 30 năm đổi mới với những thành tích đáng ghi nhận.

Ông Cường thông tin, ngành Nông nghiệp Việt Nam có nhiều ngành hàng xuất khẩu đi khắp thế giới từ 1 đến 7 tỷ đô USD.

Con lợn từng là biểu tượng tiết kiệm

Tuy nhiên ông Cường cũng chỉ ra những hạn chế của ngành nông nghiệp Việt Nam có thể bị thụt lùi vì chủ yếu vẫn là manh mún, các hộ nhỏ lẻ, khó quản trị được những rủi ro. Hơn nữa, khâu tổ chức thị trường trong nước và nước ngoài không tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Sản phẩm thịt heo là một thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khẩu phần thức ăn của người dân. Nuôi heo là một nghề mà đã là nông dân là nuôi heo, tuy nhiên phải đánh giá đúng là sự tiến bộ của ngành chăn nuôi 15 năm qua là vượt bậc. Cách đây 15 năm nuôi lợn làm một nghề nhưng chủ yếu tận dụng là chính mà con lợn là biểu tượng tiết kiệm”, ông Cường chia sẻ.


Chăn nuôi heo đã có dấu hiệu phục hồi từ tháng 7 vừa qua. Ảnh: CTV

Chăn nuôi heo đã có dấu hiệu phục hồi từ tháng 7 vừa qua. Ảnh: CTV

“Tôi đã từng nuôi heo và có những con lợn nái đẻ chỉ 3 đến 4 con một lứa, còn đẻ 10 con là may mắn lắm rồi. Bây giờ thì đẻ vài ba chục con là bình thường nhờ tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhưng lại xảy ra giải cứu, khủng hoảng thừa thịt heo”, ông Cường đặt vấn đề.

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc giải cứu có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có hai nguyên nhân chính, một là sức sản xuất của chúng ta lớn và cơ cấu khẩu phần ăn thay đổi khi một người một năm ăn 50kg thịt, 20 lít sữa, 500kg lương thực, 80kg cá... Từ đây làm cung vượt cầu

Hai là, tổ chức ngành hàng chưa tốt, đặc biệt là chăn nuôi heo. Cụ thể ba công đoạn là sản xuất, chế biến và tổ chức thị trường hoàn toàn không tốt từ đây dẫn đến dư thừa thịt heo.

"Dồn toa heo dẫn đến bội thực, tháo khoán giá thịt lợn nên liên tục giảm, giảm sốt ruột và rất chia sẻ đối với bà con nông dân", ông Cường nói


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ tôi đã từng nuôi ngay tại hội nghị lần này trong bối cảnh ngành chăn nuôi heo có dấu hiệu phục hồi. Ảnh: Đ. TRUNG

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ "tôi đã từng nuôi" ngay tại hội nghị lần này trong bối cảnh ngành chăn nuôi heo có dấu hiệu phục hồi. Ảnh: Đ. TRUNG

Tại hội nghị lần này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ ra hiện có ba triệu hộ nuôi lợn thì môi trường phải đảm bảo, hiệu quả kinh tế, hội tụ và chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi chuỗi giá trị. Hai là, ngành thức ăn chăn nuôi phải chuyển đổi, khuyến khích sử dụng thức ăn hữu cơ.

Ba là, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi, doanh nghiệp cũng phải theo chuỗi không thể cắt lớp được. Sản xuất theo chuỗi chính là sự phát triển bền vững. Mỗi chủ thể doanh nghiệp nếu không liên kết với người dân để phát triển thị trường thì làm sao có thị trường bền vững.

"Bốn là, tư duy quản lý nhà nước cần phải thay đổi từ tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm soát, phối hợp để từ đây xây dựng phát triển chuỗi hiệu quả”, Bộ trưởng Cường nói.

Theo Đặng Trung

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên