BỐC MÙI ở 2 nơi chính là dấu hiệu cảnh báo thận SUY TÀN, vụn vỡ: Bác sĩ yêu cầu khám ngay
Đây có thể là dấu hiệu bạn đang nhiễm độc niệu, nguy cơ ung thư thận rất cao mà đa số không hề hay biết.
- 16-02-2022Sơn Tùng M-TP sở hữu tài sản khủng, nhưng ở nhà thuê, bỏ siêu xe bạc tỷ "nằm nhà đắp chiếu", chỉ đi xe máy 40 triệu đồng: Lối đi riêng của Chủ tịch?
- 16-02-2022Tặng quà sinh nhật vợ "đẳng cấp" như doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ: Kim cương vàng "siêu phẩm", đọc số carat là biết độ chịu chi
- 16-02-2022Mua nhà là một khoản đầu tư 'khủng khiếp': Chủ quan, đánh giá thấp điều này sẽ khiến bạn phải hối tiếc khi chi tiền
Nhiễm độc niệu có thể xuất hiện ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận. Nhưng ít người coi trọng căn bệnh này và để tâm đến nó. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo rằng, nếu cơ thể bốc mùi ở 2 nơi này cần đi khám ngay.
Thận có khả năng bù trừ mạnh. Có thể hiểu là khi một quả thận suy giảm chức năng, thì quả thận bên đối diện có thể tăng hoạt động để bù trừ. Do đó, khi mới xuất hiện một số bệnh lý về thận, chúng ta sẽ không nhận ra ngay các ảnh hưởng đến chức năng thận bình thường của cơ thể con người.
Rất nhiều bệnh thận mãn tính tiến triển âm thầm, lặng lẽ mà không biểu hiện ra bất cứ dấu hiệu suy giảm chức năng thận, hoặc nếu có thì rất ít nên dễ dẫn đến tâm lý chủ quan. Khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn, không kịp chạy chữa.
Nhưng cũng có một số bệnh lý tăng nặng có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, sau đó có thể là thận ứ nước, suy thận và cuối cùng là nhiễm độc niệu.
Ví dụ , bệnh nhân bị bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thận do tăng huyết áp , bệnh thận mãn tính có protein niệu cao, và bệnh nhân bệnh thận đa nang với chức năng thận suy giảm. Đây là nhóm người có thể bị nhiễm độc niệu mà không dễ nhận ra trong một thời gian dài.
Dữ liệu cho thấy, thời gian từ khi mắc bệnh thận đến khi bị nhiễm độc niệu có thể thay đổi từ vài năm đến hàng chục năm. Tùy thuộc vào một số hành vi, thói quen không lành mạnh, sự phát triển của bệnh thận có thể bị đẩy nhanh, gây nhiễm độc niệu hoặc ung thư thận.
Thận có khả năng bù trừ nên các dấu hiệu suy giảm chức năng thận sẽ khó lòng nhận ra ở giai đoạn đầu. Ảnh: Aboluowang
Do đó, cần chăm sóc sức khỏe của thận cẩn thận hơn. Nếu nhận thấy 2 thứ "bốc mùi" trên cơ thể con người, đừng bỏ qua.
BỐC MÙI ở 2 nơi, dấu hiệu cảnh báo suy thận, ung thư thận
Nước tiểu có mùi khó chịu
Sau khi mắc bệnh thận, việc tiểu tiện của con người sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Do khả năng lọc máu của nephron bị suy giảm, nó có thể gây ra sự hình thành bất thường của nước tiểu.
Nhiều vi khuẩn và tạp chất được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu, từ đó hình thành mùi amoniac hăng. Trong khi đó, Nước tiểu của người bình thường hầu như không có mùi quá nồng nặc, khó chịu.
Khi nhận thấy sự bất thường này, bạn nên đi kiểm tra thận càng sớm càng tốt.
Hơi thở có mùi hôi, khó chịu
Khi giao tiếp với mọi người, bạn có thể rất xấu hổ khi ngửi thấy rõ mùi khó chịu trong hơi thở của mình. Việc xuất hiện mùi lạ cũng có thể liên quan mật thiết đến sự suy yếu của chức năng thận.
Khi bị bệnh thận, chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng phần nào đến quá trình chuyển hóa urê trong cơ thể. Điều này khiến hơi thở có mùi hôi, khó chịu so với bình thường.
Bạn có thể dùng lưỡi liếm mu bàn tay, nếu ngửi thấy mùi nước bọt khác lạ, khó chịu thì nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
4 “máy gia tốc” chứng nhiễm độc niệu nên tránh xa mỗi ngày
① Thức khuya và làm việc quá sức liên tục, thời gian cho công việc và nghỉ ngơi hỗn loạn
Mặc dù người ta nói rằng thận hoạt động mạnh mẽ và lọc máu mọi lúc. Tuy nhiên, ở những thời điểm khác nhau, thận cũng sẽ “lười biếng”. Chẳng hạn như khi ngủ vào ban đêm, lượng máu do cơ thể người cung cấp cho thận sẽ giảm đi một nửa khiến chức năng của thận bị suy yếu.
Nếu chúng ta thường xuyên thức khuya làm thêm giờ, lịch trình công việc và nghỉ ngơi hỗn loạn sẽ khiến thận không được nghỉ ngơi ổn định trong khi ngủ. Nhiều khả năng chức năng thận sẽ hoạt động quá tải và gây hại cho thận.
② Lạm dụng các loại thuốc
Các loại thuốc thường chứa nhiều chất hóa học. Việc lọc máu, lọc nước có chứa quá nhiều chất hóa học thường xuyên có thể gây tổn thương cho thận do cơ thể phải liên tục chuyển hóa thuốc.
Lạm dụng thuốc gây hại cho thận. Ảnh: aboluowang
Do đó, khi sử dụng các loại thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Nên kiểm soát phương pháp dùng thuốc để đề phòng thận hư. Tránh nghe lời đồn thổi trong dân gian mà thử nhiều loại thuốc, vừa kém hiệu quả, vừa gia tăng áp lực lên thận.
③ Thường xuyên nhịn nước tiểu, tăng nguy cơ nhiễm trùng thận
Nhịn tiểu là một nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nguy cơ và tăng nặng bệnh thận.
Trong nước tiểu có những chất thải chuyển hóa và một số chất độc rác mà cơ thể con người cần nhanh chóng đào thải ra ngoài. Nếu quá trình này không diễn ra kịp thời, chất thải sẽ đọng lại trong bàng quang, theo dòng ngược của niệu quản và đi đến thận. Điều này có thể kích thích thận và gây ra nhiễm trùng. Bệnh nhân có bệnh thận từ trước cũng có thể bị tăng nặng, suy giảm thêm các chức năng.
④ Làm việc quá sức, suy yếu khả năng miễn dịch
Sự khởi phát của nhiều bệnh viêm thận cấp và mãn tính liên quan đến tình trạng mệt mỏi quá độ trong thời gian dài. Thường xuyên làm việc quá sức thì hệ miễn dịch của cơ thể con người bị tổn thương, dễ khiến các loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
Nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng , đau thắt lưng và đặc biệt là có thể làm trầm trọng thêm bệnh thận. Do đó, nguy cơ bị nhiễm độc niệu và ung thư thận cũng cao hơn.
*Theo ABW