BS hướng dẫn 5 cách phòng chống cảm lạnh, ít ốm vặt: Người nhạy cảm với thời tiết nên biết
Cảm lạnh có thể khiến bạn mắc đi mắc lại nhiều lần trong mùa đông. Đây là những bí quyết giúp bạn phòng tránh hiệu quả, giảm tình trạng bệnh.
- 13-01-2021BS tiết lộ công thức tự đánh giá nguy cơ loãng xương: 3 nhóm người nên kiểm tra ngay
- 13-01-2021Loại gia vị quen thuộc này sẽ trở thành "độc dược" nếu ăn quá nhiều trong trời lạnh: Hãy lưu ý 3 việc để ăn mà không lo mắc bệnh
- 13-01-20213 món ăn vốn dĩ rất ngon nhưng khi chúng bị bẩn, ôi thiu vẫn được phù phép thành thơm ngon thì nguy cơ ngộ độc và gây ung thư sẽ rất cao
Vào mùa thu và mùa đông, nhiệt độ chênh lệch giữa sáng và tối tương đối lớn, nếu không cẩn thận rất dễ bị cảm lạnh. Do đó, phải đặc biệt chú ý tránh để xảy ra hiện tượng nóng lạnh đột ngột, bởi nóng lạnh xen kẽ thường là nguyên nhân quan trọng gây cảm. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng bệnh cảm cúm hiệu quả?
Các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm nhờ các bí quyết dễ thực hiện.
Chúng ta cần làm gì để phòng chống cảm lạnh hiệu quả?
1. Ngâm chân thường xuyên
Người xưa thường nói, cái lạnh sinh ra từ bàn chân, vì vậy việc giữ ấm đôi chân là rất quan trọng. Sau khi hơi lạnh xâm nhập vào bàn chân sẽ làm suy yếu chuyển động của lông mao, từ đó làm giảm sức đề kháng của chính chúng.
Vì vậy, thường xuyên ngâm chân trong nước ấm có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của cảm lạnh, và cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu cục bộ tốt hơn.
2. Thêm hoặc bớt quần áo kịp thời
Nhiệt độ giữa ngày và đêm vào mùa thu và mùa đông có sự chênh lệch khá lớn nên cần đặc biệt chú ý đến việc tăng giảm quần áo, vì sự nóng lạnh đột ngột rất dễ gây cảm lạnh.
Vào ban ngày, bạn có thể không cảm thấy lạnh nếu bạn mặc ít và đi ra nắng, nhưng tốt nhất là nên mặc áo khoác vào thời gian sáng sớm hay và muộn vào mùa thu, và phải mặc đủ ấm vào mùa đông.
Trước và sau khi vận động cần chú ý tăng giảm quần áo, không nên cởi quần áo đột ngột khi trời quá nóng, cũng như phải bổ sung quần áo kịp thời khi cảm thấy lạnh.
3. Thường xuyên làm lưu thông không khí trong nhà
Khí hậu khô hanh vào mùa thu đông, độ ẩm trong không khí thấp nên đặc biệt chú ý đến việc lưu thông không khí.
Mở cửa sổ mỗi ngày để đảm bảo rằng có không khí trong lành trong phòng, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh.
4. Thường xuyên tập thể dục
Cách tốt nhất để chống lại bệnh tật là cơ thể có một sức đề kháng mạnh, tập thể dục thể thao nhiều hơn, nâng cao thể chất, điều này không chỉ có lợi cho việc phòng chống cảm lạnh mà còn có lợi cho sức khỏe của bạn.
Bạn có thể tiếp tục chạy và nhảy dây mỗi ngày, và thời gian nên khoảng 30 phút.
5. Chế độ ăn uống lành mạnh
Việc phòng chống cảm lạnh cũng cần bắt đầu từ chế độ ăn uống, những người dễ bị cảm lạnh có thể đun súp củ cải trắng và hành lá và cháo lê bạc hà.
Chế độ ăn uống hàng ngày cần chú ý kết hợp dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm xanh, rau lá xanh rất hữu ích để chống lại bệnh tật, giúp nâng cao sức đề kháng bệnh tật của cơ thể, phòng chống cảm lạnh hiệu quả.
Cũng cần chú ý đến việc bổ sung vitamin, bổ sung đầy đủ vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của con người và có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Khi ăn nên ăn một ít tỏi và hành tây một cách thích hợp. Tỏi và hành tây có thể tiêu diệt virus và cũng có thể ngăn ngừa cảm lạnh.
Phòng bệnh cảm cần bắt đầu từ những thói quen trong cuộc sống hàng ngày, tập thể dục thường xuyên có thể nâng cao thể lực, chế độ ăn uống hợp lý có thể bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung dinh dưỡng mà cơ thể cần mỗi ngày để tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
Để phòng tránh cảm lạnh mùa thu đông, hãy tham khảo những lưu ý trên và hình thành thói quen tốt. Nếu bị cảm nên uống nước gừng tươi để khống chế kịp thời, nếu quá nghiêm trọng thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
*Theo Health/BS Gia đình (TQ)
Tổ quốc