BS khuyến cáo về các loại u vùng cổ tay hay gặp: Đừng bỏ qua vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Bỗng nhiên nổi cục u lạ trên tay, sờ thấy mềm mềm nhưng đừng chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 4 loại u vùng cổ tay mà bạn thường hay gặp.
- 25-01-20213 thói quen ăn sáng làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng nhất, hơn nữa còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khó hấp thụ dinh dưỡng
- 24-01-2021Rối loạn nhịp tim cho thấy 7 bí mật trong cơ thể
- 24-01-2021Phát hiện dạng thể dục có thể chống lại một loạt bệnh nan y mạn tính
1. U nang hoạt dịch vùng cổ tay
Đây là các khối u nang xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp, có thể gặp ở nhiều vị trí trong đó hay gặp là cổ tay và gối, những khối này thường không đau và có thể thay đổi kích thước khi vận động cổ tay. Một số trường hợp khối u gây đau do khối u chèn ép vào dây thần kinh cảm giác xung quanh.
Đặc điểm:
Nang hoạt dịch thường có triệu chứng:
+ Không đau hoặc đau nhẹ, có thể có cảm giác vướng, khó chịu.
+ Kích thước thay đổi theo tư thế cổ tay.
+ Có thể gây hạn chế vận động khớp nếu khối nang quá to
+ Dùng đèn pin soi vào khối u: thấy trong suốt như chiếu qua một túi dịch
Chẩn đoán:
+ Xquang: loại trừ u xương.
+ Siêu âm: phân biệt với các khôi u phần mềm khác như bướ u mỡ , bướu bã.
Điều trị:
Theo dõi, chọc hút u, mổ bóc u, chỉ định can thiệp tùy theo mức độ ảnh hưởng và mong muốn bệnh nhân.
2. U mỡ dưới da
U mỡ thường xuất hiện ở người trưởng thành, đây là một lớp chất béo tích tụ dần và phồng lên dưới da. U mỡ thường gặp nhất ở các vị trí như cổ, lưng, vai, cánh tay, đùi... Phần lớn, các khối u mỡ thường là u mỡ lành tính, ít khi gây đau. Chỉ khi u phát triển to đè lên dây thần kinh hoặc nếu u có nhiều mạch máu bên trong mới gây đau cho người bệnh.
Đặc điểm:
U mềm, di động dễ, mật độ mềm, lớn lên theo thời gian.
Chẩn đoán:
Sử dụng siêu âm hoặc chọc tế bào học có tổn thương của mô mỡ.
Điều trị:
Tùy mức độ, vị trí, mong muốn của bệnh nhân: Theo dõi hoặc mổ bên cạnh tập thể dục, thay đổi chế độ ăn.
3. U xương lành tính hoặc ác tính
Các tổn thương lành tính là tổn thương của u xương thường phát triển từ từ, ít đau, trên hình ảnh X- quang thấy rõ cấu trúc màng xương và chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học.
4. U bã đậu
Đó là một dạng u lành tính , cấu tạo gồm một lớp vỏ bọc bên ngoài, bên trong là chất bã mềm có màu trắng, vàng nhạt hoặc vàng đục. Trên cơ thể, những vùng da tiết nhiều dầu, mồ hôi, chất bã như vùng mặt, vai, lưng, ngực… là những vị trí u thường xuất hiện.
Đặc điểm:
Khối u thường không gây đau đớn, không biến chứng thành ác tính nhưng nếu phát triển to dần sẽ gây khó chịu cho người bệnh và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm, áp xe là các biến chứng bác sĩ hay gặp.
Nguyên nhân hình thành là do tuyến bã nhờn ở lỗ chân lông không thoát ra được, dần dần tích tụ tạo nên. Không có cách nào triệt để ngăn chặn u hình thành.
Để phòng tránh bệnh, mọi người nên vệ sinh da sạch sẽ, khô thoáng. Nếu trường hợp da nhờn, phải lau rửa da, tắm hàng ngày giúp chân lông thông thoáng để chất bã tiết ra hết. Nên dùng các loại xà phòng hoặc sữa tắm có tác dụng làm da khô, thoáng da.
Chẩn đoán:
Căn cứ vào siêu âm và tế bào học để chẩn đoán xác định.
Điều trị:
Tùy theo tình trạng nếu đang viêm thì điều trị kháng sinh chống viêm, nếu u bé có thể theo dõi tuy nhiên nếu u có biến chứng tai đi tái lại, u lớn có thể cần phải phẫu thuật bóc u.
Pháp luật và Bạn đọc