Bùng dịch liên tiếp, chiến lược Zero Covid của Trung Quốc đã "hết thời"?
5 tháng qua, Trung Quốc đã 3 lần đẩy số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng về 0 nhưng tốc độ bùng dịch nhanh hơn bao giờ hết đặt ra thách thức to lớn cho chiến lược Zero Covid của quốc gia đông dân nhất thế giới.
- 25-10-2021Giới trẻ ngày càng ủng hộ trào lưu 'nằm yên mặc kệ sự đời', Trung Quốc lo sốt vó 'giấc mộng Trung Hoa' đổ bể
- 25-10-2021Trung Quốc: Đóng cửa du lịch, áp đặt phong toả vì Covid-19
- 25-10-2021Cơn “khát điện” của Trung Quốc đang giúp thị trường một quốc gia Đông Nam Á bùng nổ
- 25-10-2021Cú "song kiếm hợp bích" khiến Trung Quốc điêu đứng, các nước ĐNÁ sắp được lợi lớn?
- 25-10-2021Sau BigTech, Trung Quốc chỉnh đốn ngành công nghiệp "gia sư" hàng trăm tỷ đô, nơi các gia đình tiêu tốn tới 40% thu nhập hàng tháng cho con trẻ
Các đợt bùng phát dịch mới ở Trung Quốc đang xảy ra thường xuyên hơn bao giờ hết. Nửa cuối năm ngoái, khoảng cách giữa 2 đợt bùng dịch ở Trung Quốc là khoảng 2 tháng nhưng đến hiện nay, chỉ khoảng 12 ngày là lại có một đợt bùng dịch mới tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Dù Trung Quốc vẫn dập dịch thành công nhưng thời gian cầm cự trước những đợt dịch bệnh đang ngày một ngắn.
Trung Quốc đang ở giữa một cuộc chiến, nơi mà các biện phát ngăn chặn toàn diện nhất thế giới phải đối đầu với một biến chủng ngày càng thành thạo hơn trong việc thâm nhập các hệ thống, vốn được thiết kế để ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh.
Dễ lây lan như thủy đậu, biến thể Delta đang chứng tỏ nó là một kẻ thù khó nhằn hơn cho Trung Quốc, quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn đi theo chiến lược Zero Covid nhằm loại bỏ tất cả các ca bệnh trong cộng đồng.
Trong đợt bùng phát mới nhất, dịch đã lan ra 11 tỉnh và xâm nhập vào thủ đô Bắc Kinh, vốn là nơi được kiểm soát rất chặt chẽ. Các quan chức đang cảnh báo tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nữa và đã phong tỏa một thị trấn giáp Mông Cổ, nơi có số ca nhiễm nhiều nhất trong đợt bùng phát này.
Trở lại với thời điểm đại dịch lần đầu tiên được không chế, Trung Quốc có thể cầm cự trong 2 tháng cho tới khi phát hiện trường hợp mắc mới do lây lan trong cộng đồng. Điều này giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới duy trì hoạt động của các nhà máy, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và cho phép người dân di chuyển trong nước. Đây cũng là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020.
Tuy nhiên, chiến lược này đã không thể cản chân được biến thể Delta. Việc đóng cửa biên giới, đình chỉ đi lại bằng đường hàng không và tàu hỏa cùng các biện pháp khác được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta đã kéo dài suốt mùa hè vừa qua. Nó làm giảm chi tiêu tiêu dùng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế.
Các đợt bùng phát tạo tâm lý nặng nề, khiến nhu cầu và hoạt động du lịch bị sụt giảm trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài cả tuần ở Trung Quốc.
Dẫu vậy, Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan y tế không có dấu hiệu loại bỏ chiến lược Zero Covid, ít nhất là tới trước Thế vận hội mùa đông dự kiến diễn ra vào tháng 2 tới.
Bằng cách tăng gấp đối các biện pháp phòng ngừa, Trung Quốc đang đi ngược lại với xu thế toàn cầu khi các nước sẵn sàng chấp nhận sống chung với Covid-19 và dựa vào tiêm chủng để hạn chế tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Việc loại trừ hoàn toàn đại dịch là điều mà nhiều nước không bao giờ còn nghĩ tới.
Nhiều quốc gia, vốn từng theo đuổi Zero Covid, cũng đã bắt đầu thay đổi quan điểm. Singapore và Australia đang nới lỏng các biện pháp kiểm dịch và New Zealand cũng đang dần chấp nhận việc không thể đưa số ca mắc Covid-19 về 0. Các nước cũng đều vạch ra kế hoạch để mở cửa trở lại cùng với thế giới.
Tuy nhiên, Trung Quốc chẳng chút quan tâm tới điều này. Dù Bắc Kinh vẫn đang thành công nhưng chiến lược loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh nhưng Trung Quốc ngày càng phải gánh những khoản chi phí lớn do sự không chắc chắn gây ra.
"Sự không chắc chắn ấy đang tạo ra những biến động lớn hơn và tâm lý tiêu cực hơn trong đầu tư những tháng gần đây", các chuyên gia phân tích tại Natixis SA cho biết.